Những điểm mới về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp áp dụng từ ngày 01/7/2025
16/07/2025 09:41 AM
Ngày 15/7/2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXVI ban hành Công văn số 366/BHXH-QLT về việc hướng dẫn thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); tăng cường công tác giao dịch điện tử. Trong đó có những điểm mới về đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) áp dụng từ ngày 01/7/2025.
Tham gia BHXH giúp phát triển doanh nghiệp bền vững ( Ảnh minh họa)
I. Đối tượng, mức đóng, phương thức đóng
1. Chủ hộ kinh doanh; người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã không hưởng lương
1.1. Đối tượng tham gia:
- Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, nộp thuế theo phương pháp kê khai. (Lưu ý: Đối với các Chủ hộ kinh doanh khác, thời điểm tham gia BHXH, BHYT bắt buộc là từ ngày 01/7/2029).
- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã (sau đây gọi chung là người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã) không hưởng tiền lương.
1.2. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng: do đối tượng tham gia tự lựa chọn, đảm bảo:
- Mức thấp nhất: bằng mức lương tham chiếu (hiện tại là 2.340.000 đồng).
- Mức cao nhất: bằng 20 lần mức lương tham chiếu tại thời điểm đóng.
Lưu ý: người tham gia được lựa chọn lại mức tiền lương làm căn cứ đóng sau khi đã thực hiện đóng BHXH, BHYT ít nhất 12 tháng.
1.3. Tỷ lệ đóng: bằng 29,5% trên mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng, bao gồm:
- Quỹ BHXH: 25%, trong đó:
+ Quỹ hưu trí và tử tuất: 22%.
+ Quỹ ốm đau và thai sản: 3%.
- Quỹ BHYT: 4,5%.
1.4. Phương thức đóng: đóng hằng tháng, 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần.
2. Người làm việc không trọn thời gian
2.1. Đối tượng tham gia: người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) (kể cả trường hợp người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên) có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn mức lương tham chiếu.
2.2. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng: là tiền lương tính trong tháng theo thỏa thuận trong HĐLĐ, bao gồm: mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định.
Đối với NLĐ hưởng lương theo thời gian (giờ, ngày, tuần), tiền lương tháng làm căn cứ đóng được xác định như sau:
- Tiền lương tháng = Tiền lương giờ x Tổng số giờ làm việc trong tháng theo thỏa thuận trong HĐLĐ.
- Tiền lương tháng = Tiền lương ngày x Tổng số ngày làm việc trong tháng theo thỏa thuận trong HĐLĐ.
- Tiền lương tháng = Tiền lương tuần x Tổng số tuần làm việc trong tháng theo thỏa thuận trong HĐLĐ.
2.3. Tỷ lệ đóng: 32% trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng, bao gồm các quỹ BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, cụ thể:
2.4. Phương thức đóng: đóng hằng tháng.
3. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố
3.1. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc: là mức phụ cấp hằng tháng của người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.
Trường hợp mức phụ cấp hằng tháng của người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc bằng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Trường hợp không làm việc và không hưởng phụ cấp từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH tháng đó.
3.2. Tỷ lệ đóng: bằng 25% trên mức phụ cấp hằng tháng làm căn cứ đóng, bao gồm:
3.3. Phương thức đóng: đóng hằng tháng.
II. Biện pháp xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHTN, BHYT
1. Đối với hành vi chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT
- Bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền BHXH, BHTN, BHYT chậm đóng và số ngày chậm đóng vào quỹ BHXH, BHTN, BHYT.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
2. Đối với hành vi trốn đóng BHXH, BHTN, BHYT
- Bắt buộc đóng đủ số tiền trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền BHXH, BHTN, BHYT trốn đóng và số ngày trốn đóng vào quỹ BHXH, BHTN, BHYT.
- Xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHYT cho người lao động phải hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT do chậm đóng, trốn đóng BHYT./.
Huỳnh Kim Tưởng
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Giới thiệu BHXHVN 2021 TIENG ANH
Giới thiệu ứng dụng VssID Tiếng Hàn Quốc