Đầu tư vào Đăk Lăk: Cơ hội thành công cho các doanh nghiệp

29/06/2011 12:26 AM


(Công Thương) Đăk Lăk là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, nằm ở vị trí trung tâm, có hệ thống giao thông thuận tiện với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động trẻ, năng động. Đây là thị trường có sức tiêu thụ hàng hóa hàng đầu ở Tây Nguyên và là khu vực quan trọng cho phát triển vùng tam giác của 3 nước Đông Dương, Việt Nam - Lào - Campuchia.

Cà phê của Đăk Lăk đã xuất khẩu sang 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 

Tiềm năng, lợi thế

Đăk Lăk nằm ở độ cao trung bình 500 - 800m so với mực nước biển, có diện tích tự nhiên 13.125 km2 với dân số hiện tại hơn 17,5 triệu người.  Đăk Lăk có 15 đơn vị hành chính gồm: TP. Buôn Ma Thuột là trung tâm tỉnh lỵ; thị xã Buôn Hồ và 13 huyện. Ngoài chức năng là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh, TP. Buôn Ma Thuột còn được coi là Thủ phủ của khu vực Tây Nguyên.

Địa hình chủ yếu của Đăk Lăk là cao nguyên, với những dãy núi và thung lũng, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Là một trong những địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng như: đất, rừng, khoáng sản, nước, nguồn nhân lực dồi dào…, những năm gần đây, tốc độ GDP bình quân hàng năm của Đăk Lăk đạt trên 10,7%. Trong đó, ngành nông - lâm nghiệp tăng trưởng 4,8%; công nghiệp xây dựng 14,7%, các ngành dịch vụ tăng 23,9%; bình quân GDP theo giá hiện hành 15,5 triệu đồng.       

Bên cạnh những lợi thế phát triển về kinh tế, Đăk Lăk còn nổi trội với nền văn hóa giàu bản sắc; với những cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao. Về văn hóa, Đăk Lăk hiện có 44 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%, các dân tộc khác như: Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Phần lớn các dân tộc nơi đây còn lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể như: kiến trúc nhà dài, tượng nhà mồ, sử thi trường ca và các loại nhạc cụ khác…

những câu nói hay , tóc ngắn , stt buồn , chúc ngủ ngon , stt thả thính , stt mệt mỏi

Về giáo dục, từ năm 1999 đến nay, Đăk Lăk đã đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ. Tỉnh hiện có trường Đại học Tây Nguyên, 3 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp chuyên nghiệp... Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước cải thiện đời sống vật chất cho đồng bào trong tỉnh, UBND tỉnh Đăk Lăk có Quyết định phê duyệt Dự án thành lập Trường Đại học Buôn Ma Thuột với quy mô 2.200 sinh viên  mỗi năm.

Hệ thống cơ sở hạ tầng của Đăk Lăk là một trong những thế mạnh để thu hút đầu tư như: hệ thống giao thông phát triển cả đường bộ, hàng không; Hệ thống điện luôn được đầu tư, nâng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân trong sinh hoạt và sản xuất (hiện tại, 100% xã đã có mạng lưới điện quốc gia, 95% hộ gia đình có kết nối được với lưới điện). Hệ thống nước được xử lý và cấp nước tập trung, đủ cho sinh hoạt của người dân tại TP.Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, thị trấn ở một số huyện, thị (năm 2010, tỷ lệ số hộ được sử dụng nước sạch đạt trên 95%...). Mạng lưới bưu chính viễn thông của địa phương đã được phủ khắp trên địa bàn toàn tỉnh, cung cấp đầy đủ các dịch vụ bưu chính viễn thông. Tỉnh hiện có 22 chi nhánh ngân hàng thương mại hoạt động, thực hiện đa dạng loại hình dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu về vốn, chuyển khoản, thanh toán,… cho các nhà đầu tư và người dân trên địa bàn tỉnh.

Cơ hội đầu tư

Nông nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng trong tổng thể kinh tế - xã hội của Đăk Lăk. Những năm qua, Đăk Lăk luôn là tỉnh dẫn đầu khu vực Tây Nguyên trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Hiện tại, đất nông nghiệp dành cho nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh là trên 1triệu ha - chiếm trên 82% tổng diện tích đất tự nhiên. Các sản phẩm chủ yếu là: cà phê, cao cao, hồ tiêu và các cây công nghiệp ngắn ngày... đây là nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm của tỉnh.

Về công nghiệp, trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm. Như sét cao lanh (ở M’DRăk, Buôn Ma Thuột - trên 60 triệu tấn), sét gạch ngói (Krông Ana, M’DRăk, Buôn Ma Thuột - trên 50 triệu tấn), vàng (Ea Kar), chì (Ea H’Leo), phốt pho (Buôn Đôn), Than bùn (Cư M’Gar), đá quý (Opan, Jectit), đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng... phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh, rất thích hợp để phát triển các ngành công nghiệp chế biến.

Đến nay, nhiều loại khoáng sản đang được khai thác phục vụ chế biến tại các nhà máy gạch Tuynel - M'Đrăk; Nhà máy khai thác và chế biến Fenspát lên trên 100.000 tấn/năm, nhà máy sản xuất đá Granít tự nhiên công suất 84.000 m2 đá thành phẩm/năm, nhà máy sản xuất tấm lợp không Amiăng, công suất 700.000 m2/năm của Công ty kinh doanh tổng hợp ĐakWil tại Cụm công nghiệp TP. Buôn Ma Thuột. Hiện, nhiều nhà máy đang xây dựng sẽ đưa tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp tăng nhanh vào những năm tới như: nhà máy chế biến cao su, xưởng may giày da, các công trình thủy điện Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, Krông Hing, Krông Kmar, Sêrêpok 3, Nhà máy chế biến cà phê Ngon với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm. Ngoài ra, Đăk Lăk hiện có KCN Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột ) và 7 Cụm công nghiệp đã hình thành (Tân An I, Tân An II, Cư Kuin, Ea Đar, Krông Búk, Trường Thành, MĐrắk). Đây là những cơ sở quan trọng để thu hút các dự án trong tương lai. thiết kế nội thất chung cư


Trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột. Ảnh: Cấn Dũng.

Với vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, cùng các điều kiện khá thuận lợi về vị trí địa lý, Đăk Lăk được đánh giá là địa bàn có nhiều tiềm năng để phát triển ngành thương mại - dịch vụ, đặc biệt về giao thương mua bán, trao đổi hàng hóa với các tỉnh lân cận. Sản phẩm nông sản của Đăk Lăk không chỉ cung cấp cho các nhà máy chế biến ở các tỉnh phía Nam và nhiều tỉnh, thành khác mà còn được xuất đi tiêu thụ ở một số quốc gia trên thế giới. Tiêu biểu như cà phê, hiện đã xuất khẩu sang 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, cao su  xuất khẩu 15.000 tấn/ năm, ong mật xuất khẩu 5.000 tấn/năm, tiêu 7.000 tấn/ năm và xuất khẩu  đồ gỗ mỹ nghệ sang các thị trường Mỹ, Canada, Nhật Bản, EU...

Cảnh quan của Đăk Lăk có vẻ đẹp tự nhiên, đa dạng, phong phú, thơ mộng và hùng vĩ với cấu tạo địa hình thể hiện sự hòa hợp của những dòng sông xen lẫn núi, đồi, ao, hồ, ghềnh thác và những khu vực rừng nguyên sinh tạo nên những thác nước đẹp nổi tiếng, quanh năm mịt mờ sương khói như: thác Đray Nur, Gia Long, Thủy Tiên, Krông Kmar… cùng nhiều hồ nước thơ mộng: hồ Lăk, hồ EaKao...

Bên cạnh đó, Đăk Lăk còn nổi tiếng với nhiều khu vườn nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên đã được quy hoạch. Trong đó, Vườn Quốc gia YokDon là một trong những vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam với diện tích 115.545 ha, có tầm quan trọng trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của quốc gia và quốc tế, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô,… với nhiều loài động thực vật quí hiếm, song song với những cảnh quan tự nhiên. Cùng với đó, các khu di tích văn hóa lịch sử của tỉnh: Tháp Chàm, Đình Lạc Giao nơi ghi dấu người Việt trên đất Tây Nguyên, Nhà đày Buôn Ma Thuột, biệt điện Bảo Đại, nhà sàn cổ... là những địa danh yêu thích của khách du lịch khi đến với Đăk Lăk.

Ngoài những quy định, chính sách ưu đãi đầu tư chung theo Luật Đầu tư, Nghị định 108/2006/NĐ-CP, ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đầu tư, Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Lăk đã ra Nghị quyết số 17/2008/NQ-HĐND ngày 8/10/2008 quy định về chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng nhằm cải tạo môi trường đầu tư, thực hiện ưu đãi cho các dự án đầu tư trên địa bàn, nhằm thu hút ngày càng nhiều nguồn lực cho phát triển với hoạt động cải cách các thủ tục hành chính tiến bộ, môi trường kinh doanh được cải thiện.

Đăk Lăk đang phấn đấu xây dựng TP. Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trực thuộc Trung ương trước năm 2020. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp cận, mở rộng khai thác tiềm năng của thị trường Đăk Lăk  và khu vực Tây nguyên.

Như Ý