Thẻ BHYT cho trẻ: Trách nhiệm trước hết thuộc về gia đình!

03/07/2012 06:37 AM



Ông Phạm Lương Sơn. Ảnh: H.Hải

Thưa ông, thực tế đến nay còn khoảng gần 2 triệu trẻ chưa được cấp thẻ BHYT. Nguyên nhân là do đâu và với những cháu dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ có được bảo đảm quyền lợi khi đi khám bệnh?

Khi mới thực hiện việc cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi, quả thực chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Vì với khoảng 9 triệu trẻ phải cấp thẻ, đó là một khối lượng rất lớn. Khó khăn đặc biệt với đối tượng trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa, trẻ theo bố mẹ đi làm ăn xa khỏi nơi cư trú.

Liên quan đến việc cấp thẻ BHYT, trước hết, để trẻ được cấp thẻ, đó là trách nhiệm của gia đình. Bố mẹ trẻ khi sinh con ra phải biết để đăng kí để trẻ thụ hưởng các chính sách xã hội. Tiếp đến trách nhiệm cấp thẻ thuộc chính quyền địa phương, của ngành lao động thương binh xã hội. Vì quản lý các cháu, lập danh sách các cháu lại do bên ngành lao động thương binh xã hội phụ trách, bên y tế lại chưa được giao. Chúng tôi đang bàn bạc, nếu chuyển chức năng lập danh sách các cháu để cấp thẻ BHYT cho bên y tế đảm nhiệm sẽ thuận lợi hơn. Bởi việc quản lý bắt đầu từ khi người mẹ mang thai, đi khám, rồi tiêm chủng… thì kể cả những cháu không có hộ khẩu vẫn được quản lý, việc cấp thẻ sẽ đầy đủ hơn.

Tóc ngắn đẹp - kiểu tóc đẹp cho mặt tròn toMàu tóc nhuộm đẹp hợp da ngămBảng màu tóc nhuộm đẹptóc xoăn sóng nước đẹp tóc dài uốn xoănkiểu tóc đẹp cho khuôn mặt dài và gầyTóc đầu nấm nam



Vậy với những cháu dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ, có được bảo đảm quyền lợi khi đi khám chữa bệnh không, thưa ông?
Tôi xin nhấn mạnh, trẻ em có bệnh là phải được chữa. Kể cả trẻ không có BHYT thì công ước về quyền trẻ em cũng quy định rõ, trẻ cần được chữa trị khi có bệnh.

Mọi trẻ em dưới 6 tuổi, dù chưa được cấp thẻ BHYT nhưng vẫn được đảm bảo quyền lợi khi đi khám chữa bệnh. Ảnh: H.Hải


Vì thế, đã là trẻ em dưới 6 tuổi kể cả không có thẻ, khi đến khám chữa bệnh mà xuất trình giấy khai sinh thì trẻ được đảm bảo quyền lợi BHYT theo quy định. Bệnh viện nơi các cháu đến có nhiệm vụ khám, tư vấn cho các cháu nếu bệnh nhẹ thì về tuyến cơ sở khám chữa để được hưởng 100% BHYT. Còn nếu bệnh nặng, phải lên tuyến trên chữa trị thì vẫn được BHYT thanh toán theo quy định.

Ông có thể nói rõ hơn quy định khám chữa bệnh cho trẻ tạm trú dưới 6 tuổi?

Cũng xin nói thêm, theo đúng luật thì với nhóm trẻ em dưới 6 tuổi được cấp giấy khai sinh ở đâu thì tỉnh đó phải có trách nhiệm mua thẻ cho trẻ. Nhưng đó là những đứa trẻ hết sức phụ thuộc, bố mẹ là dân lao động di cư lên các thành phố lớn và trẻ phải đi theo. Vì thế, trẻ cư trú ở đâu, phải cấp thẻ ở đó. Tôi xin nhấn mạnh lại, trẻ em có bệnh là phải được chữa trị.

Ông có thể hướng dẫn thủ tục để những trẻ này được cấp thẻ BHYT để đảm bảo quyền lợi khi đi khám chữa bệnh?

Trước hết, để trẻ được cấp thẻ, đó là trách nhiệm của gia đình. Bố mẹ trẻ khi sinh con ra phải biết để đăng kí để trẻ thụ hưởng các chính sách xã hội. Tiếp đến trách nhiệm cấp thẻ thuộc chính quyền địa phương, của ngành lao động thương binh xã hội.

Để trẻ được cấp thẻ BHYT, thủ tục rất dễ dàng. Khi cha mẹ đi khai sinh cho con, chỉ cần mang giấy khai sinh này đến phòng lao động thương binh xã hội của huyện hoặc cán bộ phụ trách nữ công (thuộc Hội phụ nữ) của tổ dân phố, thôn bản. Cán bộ này sẽ là người lập danh sách, gửi lên phòng lao động thương binh xã hội để tổng hợp, ghi danh sách trẻ chờ cấp thẻ.

Riêng với những trẻ theo bố mẹ đi khỏi nơi cư trú, để được cấp thẻ, thủ tục tương tự nhưng ngoài giấy khai sinh cần thêm giấy đăng kí tạm trú do công an cấp. Khi đó, danh sách trẻ sẽ được lập tại nơi trẻ cư trú và được cấp thẻ BHYT. Còn với những trường hợp không khai báo tạm trú dài hạn thì các cháu vẫn phải về nơi đăng ký hộ khẩu của bố mẹ để lấy thẻ BHYT. Nhưng dù chưa được cấp thẻ, khi đi khám - chữa bệnh, các cháu vẫn được BHYT chi trả theo quy định. Nhưng điều kiện quan trọng là ít nhất trẻ trình được giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh khi đi khám bệnh để bệnh viện có sơ sở làm các thủ tục thanh toán BHYT cho các cháu.

Xin cảm ơn ông!
thiết kế nội thất chung cư

(Theo Dân Trí)