BHXH Việt Nam là một trong những đơn vị tiên phong đưa dịch vụ công phục vụ nhân dân
07/11/2020 09:25 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn các ĐBQH để làm rõ các vấn đề được cử tri quan tâm chiều 6/11.
Trả lời chất vấn của ĐB Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) và Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) về triển khai giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; vai trò của cơ quan tham mưu, tổng hợp giúp Chính phủ trong lĩnh vực cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh và xây dựng Chính phủ điện tử… Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV, Thủ tướng đã đưa ra một thông điệp là quyết tâm xây dựng một Chính phủ kiến tạo, một Chính phủ hành động, liêm chính và lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.
Từ tháng 4/2016 đến nay Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước 65.595 nhiệm vụ, đã hoàn thành được 48.406 nhiệm vụ và chưa hoàn thành 15.953 nhiệm vụ nhưng trong hạn và có 1.236 nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành, như vậy chiếm 1,8%.
Với quan điểm là Chính phủ phục vụ, đầu năm 2018 Thủ tướng đã ban hành Nghị định 61 vấn đề thực hiện TTHC, vấn đề một cửa, một cửa liên thông. Đến nay, 100% bộ, ngành, địa phương đã có bộ phận một cửa để giải quyết TTHC và đã có 58/63 địa phương đã thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công. Ở Quảng Ninh, Trung tâm phục vụ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và liên thông giải quyết 5 tại chỗ. Ví dụ, vấn đề nhận hồ sơ tại chỗ, liên kết các cơ quan trong địa phương để thẩm định hồ sơ, quyết định hồ sơ và trả hồ sơ, người dân chỉ đến 1 cửa để nộp hồ sơ và nhận kết quả. Ngoài Quảng Ninh, TP.Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Cà Mau, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh… và rất nhiều bộ tiên phong trong triển khai thực hiện, đặc biệt là Bộ Tài chính, cơ quan thuế, hải quan, Kho bạc nhà nước, Bộ Công Thương, BHXH Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam là những đơn vị tiên phong trong vấn đề đưa ra các dịch vụ công để phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc giải quyết TTHC hiện nay vẫn còn một số, hạn chế, vướng mắc nhất định, đặc nhất là tình trạng chậm- muộn, nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết TTHC, người thực hiện phải đi lại nhiều lần, nhiều cơ quan và chờ đợi rất lâu mà không biết kết quả giải quyết ra sao. Đây cũng chỉ là hiện tượng cá biệt xảy ra ở một số ít cơ quan, là “con sâu làm rầu nồi canh”. Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu chấn chỉnh tình trạng này.
Nguyên nhân của vướng mắc, hạn chế nêu trên bên cạnh là do yếu tố con người còn có các yếu tố sau: Việc tổ chức Bộ phận Một cửa hiện nay vẫn còn phân tán, gắn liền với địa giới hành chính; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan đến việc giải quyết TTHC còn hạn chế, phổ biến nhất là tình trạng các phần mềm chuyên ngành, ngành dọc không kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công của địa phương; hạ tầng CNTT còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu công việc và yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc người dân ít sử dụng dịch vụ công trực tuyến do chưa tiện ích một cách thực sự; nhiều TTHC còn rườm rà, phức tạp, các đơn vị chưa thực sự quan tâm đến việc đơn giản hóa, tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính để tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.
Về điểm nhấn trong cải cách TTHC, xây dựng Chính phủ điện tử nhiệm kỳ này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho rằng có 2 điểm nổi bật sau: cắt giảm thực chất TTHC, điều kiện kinh doanh, danh mục sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành. Tính từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 TTHC, 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; theo cách tính toán của Ngân hàng Thế giới, tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.
Chưa hài lòng với những kết quả đạt được, tháng 5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 với mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Xây dựng Chính phủ điện tử, Trục liên thông văn bản quốc gia từ ngày 12/3/2019 đến nay đã có hơn 3,5 triệu văn bản điện tử, gửi nhận qua Trục, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng. Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ vận hành từ ngày 24/6/2019 đến nay đã phục vụ 23 phiên họp Chính phủ và hơn 561 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, giúp thay thế hơn 210.000 hồ sơ, tài liệu giấy, tiết kiệm 169 tỷ đồng mỗi năm…
Đặc biệt, Cổng Dịch vụ công quốc gia kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, được khai trương ngày 09/12/2019. Sau gần 11 tháng triển khai, đã có hơn 85 triệu lượt truy cập, 25 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; đã cung cấp 2.200/6.790 dịch vụ công trực tuyến và phấn đấu từ nay đến cuối năm cung cấp khoảng 2.500 thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Như vậy, mỗi năm tiết kiệm trên Cổng Dịch vụ công quốc gia khoảng 6.300 tỷ đồng. “Tổng cộng, từ cải cách TTHC và xây dựng Chính phủ điện tử, tiết kiệm khoảng 14.900 tỷ đồng mỗi năm. Đây là cách tính theo bảng hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới”- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.
Tạp chí Bảo hiểm xã hội
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số