Từ 1/7, bổ sung đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi người có công
22/02/2021 04:25 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, chế độ đối với người có công liên tục được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2021.
Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet)
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, kể từ ngày 1/7/2021, chế độ chính sách với người có công với cách mạng và thân nhân của họ sẽ được thực hiện theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thay thế cho Pháp lệnh số 04/2013.
Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2020 gồm 7 chương và 58 điều, trong đó có bổ sung 10 điều mới và sửa đổi nội dung 41 điều, đặc biệt đã bổ sung 2 chương mới: “Công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ” và “Nguồn lực thực hiện”. Để pháp lệnh mới đi vào thực tiễn, dự kiến thời gian tới sẽ có khoảng 3 nghị định của Chính phủ để quy định chi tiết và 3 thông tư hướng dẫn đi kèm do Bộ LĐ-TB&XH ban hành hướng dẫn thi hành.
Theo Pháp lệnh mới, chế độ, chính sách với người có công cũng sẽ được cụ thể hóa, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2020 đã mở rộng việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, bổ sung đối tượng người có công và thân nhân. Cụ thể, tại Khoản 2, Điều 3 đã làm rõ những đối tượng là thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.
Mức trợ cấp hàng tháng của Bà mẹ Việt Nam Anh hùng sẽ được nâng lên bằng 03 lần mức chuẩn trợ cấp (nguồn: Internet)
Hoặc tại Khoản 10, Điều 16 quy định vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và bảo hiểm y tế...
Điều kiện công nhận liệt sỹ, thương binh, bệnh binh cũng được quy định chặt chẽ hơn. Một số trường hợp sẽ được kéo dài thời gian công nhận để được giải quyết chế độ như trường hợp người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày sẽ được kéo dài thời gian xem xét công nhận tới giai đoạn chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, chế độ trợ cấp, phụ cấp với người có công và thân nhân của họ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 58/2019 của Chính phủ. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/07/2021, theo quy định tại Pháp lệnh số 02/2020, mức trợ cấp hàng tháng của Bà mẹ Việt Nam anh hùng sẽ được nâng lên bằng 03 lần mức chuẩn trợ cấp (mức chuẩn hiện nay là 1.624.000 đồng/người/tháng).
Cổng thông tin BHXH Việt Nam
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số