Chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam: Nâng tầm phục vụ
19/10/2021 10:50 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về bảo hiểm đã đóng góp tích cực trong xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Với CSDL này cùng với việc gần 100% dịch vụ công (DVC) đã được triển khai ở mức độ 4, ngành BHXH Việt Nam rất thuận lợi để thực hiện chuyển đổi số.
Ngành BHXH Việt Nam tiên phong trong thực hiện chuyển đổi số
Cũng theo ông Nguyễn Phú Tiến, CSDL quốc gia về bảo hiểm do BHXH Việt Nam xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử. CSDL này cùng với việc gần 100% DVC đã được triển khai ở mức độ 4, ngành BHXH Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số. Tuy nhiên, ông Tiến cũng lưu ý, chuyển đổi số là một quá trình tổng thể, lâu dài, đòi hỏi toàn ngành BHXH Việt Nam cần phải thực hiện chuyển đổi một cách đồng bộ, quyết liệt, đảm bảo phù hợp theo quy luật phát triển của Ngành.
Ông Nguyễn Huy Cường- Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB&XH) cũng cho biết, CSDL quốc gia về bảo hiểm lưu trữ thông tin về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, y tế, an sinh xã hội được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận; có chức năng đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ về bảo hiểm của công dân. CSDL quốc gia về bảo hiểm cũng chính là CSDL của Chính phủ, được xây dựng thống nhất trên toàn quốc, dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đặc biệt, CSDL quốc gia về bảo hiểm cùng với 5 CSDL quốc gia khác (CSDL quốc gia về dân cư, CSDL quốc gia về đất đai, CSDL quốc gia về đăng ký DN, CSDL quốc gia về dân cư, CSDL quốc gia về tài chính) đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nền tảng Chính phủ điện tử Việt Nam hiện đại, minh bạch và hiệu quả. Do đó, việc xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng CSDL quốc gia về bảo hiểm cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan.
Còn theo ông Đặng Hồng Nam- Phó Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), trong thời gian qua, BHXH Việt Nam, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan đã phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai xây dựng CSDL quốc gia thuộc phạm vi quản lý; đồng thời tổ chức thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về Chính phủ điện tử và chuyển đổi số. BHXH Việt Nam và Bộ Y tế đã phối hợp xây dựng và triển khai thành công hệ thống liên thông dữ liệu KCB BHYT giữa BHXH Việt Nam và các cơ sở KCB trên toàn quốc; đến nay hầu hết các cơ sở KCB đã gửi dữ liệu lên Cổng dữ liệu của BHXH Việt Nam, trừ một số cơ sở KCB ở vùng sâu, vùng xa. “CSDL về y tế không chỉ giúp ngành BHXH quản lý, triển khai thực hiện chính sách BHYT, mà còn giúp Bộ Y tế rất nhiều trong xây dựng chính sách, pháp luật về BHYT, hướng đến mục tiêu chuyển đổi số, Chính phủ điện tử”- ông Nam nói.
Liên quan đến nhiệm vụ này, theo Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn, với mục tiêu lấy người dân, DN làm trung tâm, trong những năm qua, công tác ứng dụng CNTT của ngành BHXH Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đặt nền tảng quan trọng, vững chắc cho việc chuyển đổi số của Ngành, góp phần vào thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi số mà Chính phủ đã đặt ra. Cùng với đó, CSDL của Ngành ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, sẵn sàng liên thông với các CSDL quốc gia của các bộ, ngành, địa phương khác; mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia và hưởng BHXH, BHYT.
Ứng dụng CNTT của Ngành giúp các đại lý Bưu điện thực hiện thu và gia hạn thẻ BHYT trực tuyến
Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn cũng cho biết, với mục tiêu triển khai kịp thời, thống nhất, có hiệu quả các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, BHXH Việt Nam đã kịp thời ban hành Quyết định số 455/QĐ-BHXH ngày 21/5/2021 phê duyệt Kế hoạch triển khai xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác CSDL quốc gia về bảo hiểm đồng bộ, thống nhất trên phạm vi toàn quốc, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý BHXH, BHYT trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Đến nay, để xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, toàn ngành BHXH Việt Nam đã và đang tích cực triển khai các phần việc nhằm xây dựng, hoàn thiện CSDL quốc gia về bảo hiểm; tích hợp, cung cấp DVC trực tuyến trên ứng dụng VssID; hoàn thiện hệ thống tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung của Ngành (DWH); điều chỉnh các phần mềm nghiệp vụ; hoàn thiện hệ thống thông tin “Một cửa điện tử” và Cổng DVC của Ngành; kết nối, trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa BHXH Việt Nam với các bộ, ngành liên quan như: Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ KH-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế, Tổng cục Thuế; kết nối, cung cấp thông tin báo cáo trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
Thông tin trong CSDL quốc gia về bảo hiểm gồm: Dữ liệu cơ bản của các cá nhân; thông tin liên hệ của công dân; nhóm thông tin về hộ gia đình; nhóm thông tin về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; nhóm thông tin về đơn vị SDLĐ; nhóm thông tin cơ bản về y tế; nhóm thông tin về an sinh xã hội. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng dữ liệu từ CSDL quốc gia về BH qua Cổng Dữ liệu quốc gia, Cổng DVC quốc gia, Cổng Thông tin điện tử của BHXH Việt Nam và các hình thức khác do cơ quan có thẩm quyền cung cấp. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền trích xuất thông tin của mình trong CSDL quốc gia về bảo hiểm; dữ liệu trích xuất được ký số của BHXH Việt Nam và có giá trị như văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cung cấp. Các cơ quan, tổ chức cũng không được yêu cầu cá nhân cung cấp các giấy tờ liên quan, nếu đã khai thác được thông tin của cá nhân từ CSDL quốc gia về bảo hiểm.
Tạp chí BHXH
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số