Chính sách BH thất nghiệp: “Điểm tựa” của nhiều NLĐ
14/02/2023 02:30 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sau 13 năm thực hiện chính sách BH thất nghiệp, đến nay đã có hơn 14 triệu người tham gia và đạt 28,3% lực lượng lao động trong độ tuổi. BH thất nghiệp đã trở thành “điểm tựa” của lao động khi không may gặp rủi ro trong cuộc sống…
Sau 13 năm thực hiện chính sách BH thất nghiệp, số lượng người tham gia và đóng BH thất nghiệp tăng qua các năm và đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Cụ thể, năm 2016 có 11.061.562 người tham gia, tăng 7,3% so với năm 2015; năm 2017 có 11.774.742 người tham gia, tăng 8,1% so với năm 2016; năm 2018 có 12.680.173 người tham gia tăng 7,7% so với năm 2017; năm 2019 có 13.429.401 người tham gia, tăng 5,9% so với năm 2018. Do tác động của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế, nhiều DN phải giải thể, phá sản, thu hẹp quy mô lao động nên số người tham gia BH thất nghiệp năm 2020 là 13.270.252 người (giảm 159.149 người so với năm 2019), tác động của dịch bệnh kéo dài nên năm 2021 có 13.394.943 người tham gia BH thất nghiệp, tăng nhẹ so với năm 2020 và chiếm 80,9% so với số người tham gia BHXH bắt buộc. Song bước sang năm 2022, số DN quay trở lại hoạt động, số người có việc làm tăng thì cả nước đã có khoảng 15 triệu người tham gia BH thất nghiệp.
Cùng với số người tham gia tăng, số thu BH thất nghiệp cũng tăng từ 3.511 tỷ đồng từ năm 2009 lên 5.401 tỷ đồng vào năm 2010 (tăng 53,8% so với năm 2009); tăng lên 11.996 tỷ đồng vào năm 2014 (tăng 112% so với năm 2010). Tuy nhiên, năm 2015 số thu BH thất nghiệp là 9.940 giảm 27% so với năm 2014 mặc dù số người tham gia BH thất nghiệp tăng là do Quỹ BH thất nghiệp vẫn bảo đảm duy trì số dư quỹ hằng năm bằng 02 lần tổng các khoản chi các chế độ BH thất nghiệp và chi phí quản lý BH thất nghiệp của năm trước liền kề theo quy định của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nên NSNN không phải tham gia hỗ trợ như quy định trước đây. Từ năm 2015 đến nay, số tiền thu BH thất nghiệp tăng bình quân 15%/năm, dự toán thu BH thất nghiệp năm 2021- 2022 khoảng 20 tỷ/năm, tiền lương bình quân đóng HBH thất nghiệp khoảng 5.669.322 đồng/tháng.
Theo ông Vũ Trọng Bình- Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), thời gian qua, chính sách BH thất nghiệp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, khi xảy ra đại dịch Covid-19, thị trường lao động biến động mạnh với những rủi ro đột biến, chính sách BH thất nghiệp đã đóng vai trò nổi bật trong việc hỗ trợ NLĐ bị mất việc làm ổn định cuộc sống trước mắt. Điều này dễ nhận thấy khi BH thất nghiệp đã thực hiện tốt vai trò là điểm tựa cho NLĐ không may bị mất việc làm. Chỉ tính riêng năm 2022, số người đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là 889.011 người, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2021 (688.972 người); số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 879.557 người, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2021 (678.247 người). Tổng số người được tư vấn, giới thiệu việc làm là 1.892.271 lượt người, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2021 (1.512.208 lượt người) 1.986.346 lượt người tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2021 (1.579.654 lượt người); số người được hỗ trợ học nghề là 19.526 người, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2021 (16.185 người).
Đặc biệt, cũng theo ông Vũ Trọng Bình, khi xảy ra đại dịch Covid-19, thị trường lao động biến động mạnh với những rủi ro đột biến, chính sách BH thất nghiệp đã đóng vai trò nổi bật trong việc hỗ trợ NLĐ bị mất việc làm ổn định cuộc sống trước mắt. Cụ thể, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mọi người dân đều phải hạn chế ra đường. Tuy nhiên, hệ thống cơ quan thực hiện chính sách BH thất nghiệp, nhất là ở những tỉnh, thành lớn và tập trung nhiều lao động như: Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… vẫn có hàng trăm nghìn người thất nghiệp đến đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp và tìm việc làm mới. “Có thể thấy, vai trò của quỹ BH thất nghiệp ở tất cả các nước trên thế giới, cả về mặt lý luận và thực tiễn đều đã khẳng định rõ không chỉ chi trả, chia sẻ rủi ro mà quan trọng hơn là còn phải hỗ trợ NLĐ thất nghiệp quay trở lại thị trường lao động. Hơn 13 năm qua, chính sách BH thất nghiệp của chúng ta đã làm tốt việc chi trả, hỗ trợ NLĐ quay trở lại thị trường lao động nhưng để đáp ứng được yêu cầu đề ra vẫn còn nhiều việc phải làm”- Ông Bình nói.
Mặc dù chính sách BH thất nghiệp đã trở thành công cụ hỗ trợ NLĐ quay trở lại thị trường lao động cũng như giúp lao động có thêm nguồn thu nhập trong giai đoạn khó khăn. Song đến nay, chính sách BH thất nghiệp đã bộc lộ nhiều bất cập nên cần sửa đổi phù hợp. Do đó, việc trước mắt là sửa Luật Việc làm với 4 nhóm chính sách lớn nhằm đẩy mạnh hỗ trợ NLĐ và thúc đẩy việc làm bền vững, trong đó, nhóm chính sách thứ hai là hoàn thiện chính sách BH thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động. Luật sửa đổi bổ sung sẽ mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BH thất nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm việc làm cho NLĐ, phát huy đầy đủ các chức năng của BH thất nghiệp, bảo đảm BH thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động…
Tạp chí BHXH
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số