Nhiều vấn đề về chính sách BHXH, BHYT được giải đáp thoả đáng
24/10/2023 04:45 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Cập nhật thay đổi thông tin cá nhân trên VssID cho NLĐ; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau đối với lao động nước ngoài làm việc và tham gia BHXH tại Việt Nam; NLĐ đã đóng BHXH ở Nhật Bản và ở Việt Nam… là những nội dung đã được BHXH Việt Nam, đại diện các bộ, ngành giải đáp thoả đáng tại Hội nghị Đối thoại giữa BHXH Việt Nam và các DN FDI Nhật Bản về thực hiện chính sách BHXH, BHYT khu vực phía Bắc năm 2023.
Trả lời câu hỏi, NLĐ (không phân biệt loại hình giấy phép lao động) đã đóng BHXH ở Nhật Bản thì có được miễn đóng BHXH ở Việt Nam của đại diện Công ty Acecook (Hưng Yên), ông Dương Văn Hào- Trưởng ban Thu- Sổ, thẻ cho biết, tại khoản 2 Điều 2 Luật BHXH quy định: “NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ. Tại Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật BHXH và Luật an toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, quy định như sau: NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người SDLĐ tại Việt Nam.
NLĐ quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau: Di chuyển trong nội bộ DN; NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động; người SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài.
“Hiện nay do Việt Nam và Nhật Bản chưa ký kết hiệp định về BHXH để tránh việc đóng trùng BHXH, do vậy, tất cả các trường hợp NLĐ nước ngoài (trong đó có lao động là người Nhật Bản) nếu thuộc trường hợp quy định tại Nghị định số 143/2018/NĐ-CP thì đều phải tham gia BHXH bắt buộc.
Về thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau đối với lao động nước ngoài làm việc và tham gia BHXH tại Việt Nam của Công ty TNHH Daito Rubber Việt Nam (Hải Phòng), ông Đỗ Ngọc Thọ- Trưởng ban Thực hiện Chính sách BHXH cho biết, ăn cứ điểm a, khoản 2, Điều 6, Nghị định số 143/NĐ-CP quy định Người lao động nước ngoài làm việc và tham gia BHXH tại Việt Nam được nghỉ hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo khoản 1, khoản 2, Điều 26, Luật BHXH 2014. Theo đó, thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với NLĐ theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau: Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. NLĐ nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau: Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.
Trả lời về Quyền lợi khi NLĐ Nhật Bản tham gia BHXH tại Việt Nam của Công ty Cổ phần ACECOOK Việt Nam Tại Bắc Ninh, ông Đỗ Ngọc Thọ cũng cho biết: NLĐ là người Nhật Bản khi làm việc tại Việt Nam và tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng các quyền lợi về BHXH theo quy định tại Nghị định số 143. Theo đó, hưởng các chế độ về ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN; chế độ DSPHSK, chế độ hưu trí; chế độ tử tuất, BHXH một lần…
Liên quan đến KCB BHYT cho lao động nước ngoài tại Việt Nam, ông Phan Văn Mến- Giám đốc BHXH TP.Hà Nội chia sẻ, theo quy định người tham gia BHYT có quyền đăng ký KCB BHYT ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở KCB. Trường hợp, người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành khố thuộc tỉnh không có cơ sở KCB tuyến xã, tuyến huyện hoặc cơ sở KCB không đáp ứng được việc KCB ban đầu cho người tham gia BHYT thì được đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến tỉnh, tuyến trung ương theo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các cơ sở y tế tư nhân có ký hợp đồng KCB BHYT thì việc đăng ký KCB ban đầu tại đây cũng thực hiện theo quy định nêu trên.
Theo quy định người tham gia BHYT chỉ được đăng ký KCB BHYT ban đầu tại một cơ sở KCB và tên cơ sở KCB BĐ được in trong thẻ BHYT. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT, người tham gia BHYT khi tự đi KCB BHYT được hưởng 100% chi phí KCB BHYT trong phạm vi và mức hưởng ghi trên thẻ đối với các trường hợp điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh trên phạm vi toàn quốc; khám ngoại trú và điều trị nội trú tại các bệnh viện tuyến huyện trên phạm vi toàn quốc; khám ngoại trú và điều trị nội trú tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa, bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh nếu thẻ BHYT đăng ký KCB BĐ tại Trạm y tế, phòng khám đa khoa, bệnh viện tuyến huyện. Ngoài ra, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết là hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT đã quy định cơ sở KCB BHYT có thể tổ chức KCB BHYT vào ngày nghỉ, ngày lễ và người tham gia BHYT khi đi KCB BHYT tại các cơ sở này vẫn được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT.
Bên cạnh đó, những câu hỏi về việc đảm bảo quyền an sinh xã hội của NLĐ Nhật Bản tại Việt Nam theo Nghị định số 143; các TTHC liên quan đến cấp giấy phép hành nghề của lao động phái cử, KCB BHYT, giải quyết chế độ cho lao động nước ngoài có thời gian làm việc tại Việt Nam, tăng giảm mức đóng, hưởng các chế độ BHXH… cũng đã được BHXH Việt Nam, đại diện các bộ, ngành giải đáp thoả đáng.
Đánh giá các nội dung, ý kiến trao đổi phong phú, đa dạng, Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh nhấn mạnh, sau một thời gian trao đổi, hơn 20 ý kiến về thực hiện chế độ BHXH, BHYT nói chung, triển khai, thực hiện chính sách cho NLĐ của Việt Nam trong các DN FDI và NLĐ nước ngoài tại Việt Nam đã cơ bản được giải đáp. “Thông qua nội dung đối thoại, BHXH Việt Nam sẽ tiếp thu, hoàn thiện để trong quá trình triển khai chính sách để phục vụ người dân, NLĐ, DN ngày một tốt hơn”, Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh cho biết.
Theo đó, với các nội dung liên quan trong thẩm quyền của ngành BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam tiếp thu các ý kiến tham gia, đề xuất, tiếp tục hoàn thiện các quy trình thủ tục nội bộ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các DN FDI nói chung, các DN FDI Nhật Bản nói riêng.
Với các nội dung ngoài thẩm quyền của Ngành, BHXH Việt Nam sẽ tổng hợp các ý kiến để gửi các cơ quan hữu quan của Chính phủ Việt Nam xem xét, giải quyết… nhằm mục tiêu đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho NLĐ khối FDI tại Việt Nam ngày càng tốt hơn, góp phần thiết thiệt vào quá trình phát triển của các DN FDI và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
* Một số hình ảnh tại Hội nghị Đối thoại
Tạp chí BHXH
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Giới thiệu BHXHVN 2021 TIENG ANH
Giới thiệu ứng dụng VssID Tiếng Hàn Quốc