Năm 2025: Tỷ lệ người tham gia BHYT đạt 95,15% dân số
12/11/2024 09:25 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chiều 12/11, với 424/426 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 88,52%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025.
Theo đó, Quốc hội quyết nghị, năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,3-5,4%; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 25-26%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%, trong đó có bằng/chứng chỉ đạt khoảng 29-29,5%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 0,8-1%; tỷ lệ tham gia BHYT đạt 95,15% dân số; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 80,5-81,5%...
Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, Quốc hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để tháo gỡ thể chế, khắc phục điểm nghẽn; đẩy mạnh hơn nữa việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật; tập trung cắt giảm, đơn giản hoá TTHC, quy định kinh doanh, tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân và DN. Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ sản xuất kinh doanh; đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế…
Cùng với đó, Chính phủ thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe nhân dân; đầu tư phát triển công nghiệp văn hoá. Theo đó, thực hiện tốt chính sách người có công với cách mạng; tiếp tục quan tâm hỗ trợ nhà ở cho người có công. Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo, đẩy mạnh phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước” trong năm 2025. Tiếp tục rà soát chính sách cho phù hợp để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, bảo đảm tăng dần mức sống tối thiểu và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp mở rộng độ bao phủ và phát triển đối tượng tham gia BHXH, BH thất nghiệp. Tăng cường kết nối cung cầu, phát triển mạnh thị trường lao động; làm tốt công tác an toàn vệ sinh lao động và tăng cường quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam. Nâng cao năng lực dự báo, giám sát và phát hiện sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các sự kiện khẩn cấp về y tế công cộng. Tập trung mở rộng hoạt động KCB từ xa, ngay từ cơ sở, tăng cường chỉ đạo, chuyển giao kỹ thuật, kịp thời hỗ trợ cho các cơ sở y tế tuyến dưới. Khắc phục cho được tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị cần thiết KCB cho nhân dân…
Theo Báo cáo giải trình của Ủy ban TVQH, có ý kiến đề nghị các chỉ tiêu chỉ đặt một số cụ thể, không nên lấy 6,5-7% hay 7-7,5%. Ngoài ra, có ĐB đề nghị nghiên cứu kỹ lại các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước, đặt mức tăng trưởng 2 con số. Tuy nhiên, Ủy ban TVQH cho hay, các chỉ tiêu chủ yếu trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 đặt ra trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, có tính đến những yếu tố thuận lợi, khó khăn của năm 2025, bám sát định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở ước thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 dự kiến đạt khoảng 6,8% và dự báo bối cảnh thế giới, trong nước còn khó khăn, thách thức, tác động đến kinh tế nước ta, dự kiến mức tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 6,5-7% và phấn đấu 7-7,5% thể hiện quyết tâm của Chính phủ tiếp tục phục hồi và phát triển bền vững kinh tế-xã hội, phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.
Giải trình ý kiến ĐB đề nghị chỉ tiêu CPI tăng dưới 4,5%, Ủy ban TVQH nêu rõ, theo Báo cáo của Chính phủ, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm ước tăng dưới 4,5%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2024 là từ 4-4,5%. Trên cơ sở đánh giá áp lực lạm phát từ cả bên ngoài và bên trong nền kinh tế, trong đó nhận định áp lực lạm phát tiếp tục cần được theo dõi sát, đặc biệt là trước biến động giá cả thế giới, tâm lý, kỳ vọng của người dân, DN, nên việc Chính phủ đề xuất chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2025 khoảng 4,5% vừa bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời tạo không gian điều hành chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế.
Tạp chí BHXH
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Giới thiệu BHXHVN 2021 TIENG ANH
Giới thiệu ứng dụng VssID Tiếng Hàn Quốc