Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động và nhân dân
10/01/2023 10:20 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Năm 2022, trong bối cảnh khó khăn nhiều hơn thuận lợi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam vẫn nỗ lực triển khai và đạt được kết quả tích cực trong thực hiện nhiệm vụ. Các chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu đạt và vượt mục tiêu đề ra, số người tham gia BHXH là 17,5 triệu người, chiếm 38,08% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 953 nghìn người so năm 2021. Đặc biệt, số người tham gia bảo hiểm y tế là 91,074 triệu người, vượt chỉ tiêu đặt ra là 92% khi đạt tỷ lệ 92,04% dân số.
Đạt được kết quả đó, bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, sự nỗ lực của ngành BHXH Việt Nam, còn có sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương...
Trách nhiệm và nỗ lực...
Năm 2022, với việc 92,04% dân số có thẻ BHYT, đây là 1 trong 14 chỉ tiêu kinh tế-xã hội hoàn thành theo kế hoạch năm 2022 được Quốc hội, Chính phủ giao; kết quả tăng 2,237 triệu người tham gia so năm 2021 là có rất đáng ghi nhận trong bối cảnh năm 2022 có nhiều khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch Covid-19 và những thay đổi về chính sách, làm ảnh hưởng đến khoảng 4,9 triệu người không tiếp tục tham gia BHYT so với thời điểm cuối năm 2021.
Toàn ngành cũng bảo đảm quyền lợi người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, kịp thời.
Trong đó có 1,7 triệu người tham gia BHYT hộ gia đình do gặp khó khăn sau dịch Covid-19 nên không tiếp tục tham gia; 1,136 triệu người thuộc 247 xã thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ nên không còn được ngân sách nhà nước đóng BHYT; 2,1 triệu người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, nay không thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Đánh giá và nhận định trước những khó khăn, thách thức này, BHXH Việt Nam đã linh hoạt triển khai nhiều giải pháp phát triển người tham gia BHYT.
Đồng thời, tổng số thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đạt 102,68% so với kế hoạch Chính phủ giao (vượt 11.354 tỷ đồng). Toàn ngành cũng bảo đảm quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, kịp thời. Năm 2022, toàn ngành đã giải quyết cho 95.662 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng; 1.113.164 người hưởng trợ cấp 1 lần (trong đó 895.598 người nghỉ việc hưởng BHXH một lần); giải quyết 10.920.098 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe...
Tại Hội nghị công chức, viên chức cơ quan BHXH Việt Nam năm 2023, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh khẳng định: Năm 2022, với khối lượng công việc rất lớn, nhiều công việc phát sinh, cấp bách; nhưng với sự nỗ lực của toàn ngành, BHXH Việt Nam đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, các gói hỗ trợ cho người lao động sau dịch Covid-19 mà ngành BHXH thực hiện được đánh giá cao, được người lao động, doanh nghiệp và hệ thống chính trị ghi nhận. Công tác chuyển đổi số, quản lý quỹ thực hiện tốt góp phần bảo đảm quyền lợi cho người tham gia…
Chính quyền địa phương đóng vai trò "then chốt"
Sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp được BHXH Việt Nam xác định là một trong những yếu tố then chốt, quyết định đến hiệu quả tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT cho người lao động và nhân dân. Thực hiện chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH các địa phương đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác tổ chức, thực hiện chính sách; đặc biệt là các giải pháp phát triển BHXH, BHYT phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội của từng địa phương.
Đến hết năm 2022, toàn quốc đã có 63/63 tỉnh, thành phố kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn. Có 56 tỉnh, thành phố đã đưa chỉ tiêu bao phủ BHXH và 61 tỉnh, thành phố đưa chỉ tiêu bao phủ BHYT vào nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương; nhiều tỉnh đã thực hiện hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương cho người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự đóng ngoài mức hỗ trợ của Nhà nước…
Có 56 tỉnh, thành phố đã đưa chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm xã hội và 61 tỉnh, thành phố đưa chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế vào nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Năm 2022, có 13/63 tỉnh, thành phố hỗ trợ thêm mức đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện; 57/63 tỉnh, thành phố hỗ trợ thêm từ 10-30% mức đóng BHYT cho người tham gia thuộc hộ cận nghèo; 27/63 tỉnh, thành phố hỗ trợ người làm nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình tham gia BHYT hộ gia đình với nhiều mức khác nhau (3%, 10%, 15%, 20%-70%; 24/63 tỉnh, thành phố hỗ trợ người thuộc hộ nghèo đa chiều tham gia BHYT với nhiều mức khác nhau.
28/63 tỉnh, thành phố hỗ trợ thêm cho đối tượng học sinh, sinh viên tham gia BHYT theo nhiều mức 3%, 5%,10%-30%); 19/63 tỉnh, thành phố hỗ trợ người tham gia BHYT hộ gia đình với mức từ 20%-30%. Ngoài ra, một số địa phương khác có chính sách hỗ trợ thêm cho người tham gia BHYT là người cao tuổi (dưới 80 tuổi), người thu gom rác…
Có thể thấy, sự vào cuộc đó đã thực sự phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tích cực tham gia BHXH, BHYT nhằm tăng diện bao phủ, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn, góp phần đẩy mạnh công tác bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân, tạo động lực để phát triển bền vững đất nước.
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Giới thiệu BHXHVN 2021 TIENG ANH
Giới thiệu ứng dụng VssID Tiếng Hàn Quốc