Đảm bảo an sinh xã hội bền vững cùng với gia tăng quy mô nền kinh tế
02/09/2024 09:45 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong thời gian qua chính là đảm bảo an sinh xã hội bền vững, được đặt trong quá trình cải thiện đời sống của người dân và gia tăng quy mô của nền kinh tế.
Chủ trương được nhất quán trong mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đó là đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong mọi hoàn cảnh. Thống kê cho thấy, tỷ trọng chi ngân sách cho an sinh xã hội của Việt Nam đã tăng dần trong các năm qua, từ 2,85% GDP năm 2005 lên 4,14% GDP năm 2010 và 4,67% GDP năm 2011 và khoảng 6,7% GDP năm 2021... Ngoài chính sách ưu đãi người có công, các chương trình an sinh xã hội lớn được đảm bảo bởi NSNN gồm: Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho người nghỉ hưu trước 1995; hỗ trợ BHYT cho các nhóm đối tượng; đồng thời triển khai các Chương trình MTQG...
Việt Nam chú trọng đảm bảo an sinh xã hội trong mọi hoàn cảnh
Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Tài chính và tổng hợp từ một số bộ, ngành cho thấy, đây chỉ là con số do ngân sách Trung ương cân đối, chứ chưa bao gồm các nguồn địa phương tự cân đối cũng như phần ngân sách địa phương bố trí cho các chương trình riêng được cấp tỉnh ban hành. Đặc biệt, theo Bộ Tài chính, các nguồn chi từ quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp là nguồn lực lớn nhất đảm bảo an sinh xã hội.
Nhóm chính sách này ngày càng khẳng định vai trò quan trọng là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, là biện pháp hữu hiệu để người dân chủ động tự đảm bảo an sinh dựa trên nguyên tắc đóng-hưởng và chia sẻ rủi ro. Do đó, mục tiêu tăng độ bao phủ của các chính sách an sinh xã hội trụ cột này được đặc biệt nhấn mạnh trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, khó lường cả về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội, dẫn tới nền kinh tế Việt Nam phải đối diện với thách thức nhiều hơn thuận lợi…
Trong khi đó, theo báo cáo của BHXH Việt Nam, trong thời gian qua, toàn Ngành luôn chủ động, bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương, nên đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Theo đó, ngay từ đầu năm 2024, toàn quốc đã có 18,259 người tham gia BHXH, chiếm 39,25% lực lượng lao động; 14,693 triệu người tham gia BH thất nghiệp, chiếm 31,58% lực lượng lao động; 93,307 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 93,35% dân số. Cả 3 chỉ tiêu này đều đạt và vượt so với chi tiêu đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ.
Tính đến hết tháng 8/2024, cả nước ước có 18,742 triệu người tham gia BHXH, tăng 8,79% so với cùng kỳ năm 2023; trên 15,175 triệu người tham gia BH thất nghiệp, tăng 7,61% so với cùng kỳ năm 2023; khoảng 92,927 triệu người tham gia BHYT, tăng 1,68% so với cùng kỳ năm 2023... Theo mục tiêu đề ra, trong năm 2024, cả nước sẽ có 42,7% lực lượng lao động tham gia BHXH; khoảng 34,18% lực lượng lao động tham gia BH thất nghiệp và 94,11% dân số tham gia BHYT.
Khảo sát của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) về “Già hóa lành mạnh ở Châu Á” công bố mới đây đã đánh giá, Việt Nam thuộc nhóm các nền kinh tế có BHYT toàn dân (UHC) với tỷ lệ người dân tham gia cao. Và chỉ số (điểm chuẩn hóa về mức độ hiệu quả của chương trình này với việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trong suốt cuộc đời của họ) tại Việt Nam cũng thuộc nhóm có điểm số trên mức trung bình. Đặc biệt, Việt Nam là là một trong số các quốc gia đạt được tỷ lệ thuộc nhóm cao nhất, đáp ứng nhu cầu tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi nhờ BHYT toàn dân.
Quỹ BH thất nghiệp cũng phát huy vai trò hỗ trợ DN duy trì việc làm bền vững cho NLĐ, chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thất nghiệp, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp; chú trọng đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp và chi trả trợ cấp thất nghiệp. Trong đại dịch COVID-19, hơn 38.000 tỷ đồng từ quỹ BH thất nghiệp đã được chi để hỗ trợ DN và NLĐ...
Chuyển mình ngoạn mục về kinh tế
Từng nằm trong nhóm các nước nghèo nhất thế giới, nhưng Việt Nam đã vươn mình trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thông qua tiến trình đổi mới. Ngân hàng Thế giới (WB) đã đánh giá: “Những tiến bộ mà Việt Nam đạt được trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975 tới nay gần như không có tiền lệ”. Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam chỉ khoảng 8 tỷ USD, xếp thứ 9/10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2023, GDP Việt Nam đã đạt hơn 430 tỷ USD, tăng hơn 53 lần và xếp thứ 34 trên thế giới; GDP bình quân đầu người đạt mức gần 4.300 USD, tăng 58 lần so với những năm đầu đổi mới. Đặc biệt, giai đoạn 1986-2022, Việt Nam lọt top 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới. Theo một số dự báo, đến năm 2030, quy mô GDP của Việt Nam đạt khoảng 800 tỷ USD, gấp 2,4 lần năm 2020. Đến năm 2045, quy mô GDP đạt khoảng 2.400 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2030 và gấp 6,9 lần năm 2020.
Trên bình diện hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức. Theo đó, Việt Nam hiện đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ; có quan hệ kinh tế, thương mại với hơn 230 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế. Cùng với đó, Việt Nam đã ký rất nhiều hiệp định thương mại song phương, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới, phủ rộng khắp các châu lục. Với việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã giúp Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 35 trên thế giới, quy mô thương mại quốc tế nằm trong top 20 của thế giới và là một trong những nền kinh tế được đánh giá là năng động, có độ mở cao nhất thế giới…
Cùng với thành tựu kinh tế, bảo đảm ổn định chính trị, an ninh và quốc phòng trong bối cảnh thế giới đầy biến động cũng giúp Việt Nam gia tăng lòng tin với các nhà đầu tư quốc tế. Nếu năm 1991, số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam chỉ là 2,07 tỷ USD, thì đến năm 2023 đã tăng lên hơn 487 tỷ USD. Lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta tiếp tục tăng nhanh, dự kiến đạt khoảng 18 triệu khách trong năm 2024...
Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra tầm nhìn "đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045". Tuy nhiên, để vươn tới vị thế “quốc gia phát triển”, trong hơn 2 thập kỷ tới, trước hết chúng ta phải nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên khoảng 12.000 đến 15.000 USD/năm, chỉ số phát triển con người phải vượt 0,8.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hiện mối lo ngại kinh tế lớn của Việt Nam là vẫn trong khoảng không của bẫy thu nhập trung bình, xu thế tụt hậu xa hơn ở nhiều khía cạnh cơ bản với những nền kinh tế mà Việt Nam muốn đua tranh, muốn tiến kịp đang hiển hiện... Để bắt kịp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần quan tâm, chú trọng phát triển những hình thái, lĩnh vực kinh tế mới đang nổi lên như: Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số; đồng thời đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mới như: Công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, năng lượng sạch…
Tạp chí BHXH
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Giới thiệu BHXHVN 2021 TIENG ANH
Giới thiệu ứng dụng VssID Tiếng Hàn Quốc