Cắt giảm phát thải khí nhà kính giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu

20/10/2016 07:01 AM



Kết quả phân tích dựa trên mục tiêu giảm thiểu các-bon nêu trong các kế hoạch quốc gia về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris- hay còn gọi là Đóng góp quốc gia (NDC), trong đó có Việt Nam. Theo đó, mua bán các-bon (CO2) nhằm thực hiện cam kế của các nước trong việc giảm phát thải khí nhà kính các-bon, với 2 hướng đi chính: Hoặc chi tiền cho việc cắt giảm phát thải hoặc vẫn tiếp tục phát thải ở đây và chi tiền để giảm phát thải ở nơi khác.

Báo cáo cho biết, hiện nay có trên 100 nước đang nghiên cứu đưa sáng kiến định giá các-bon vào trong cam kết NDC của mình, thông qua buôn bán các-bon trong nội bộ mỗi nước và giữa các nước, cấp tín chỉ quốc tế, đánh thuế các-bon và các biện pháp khác. Theo khuôn khổ hợp tác mới, một nước sẽ được hưởng lợi từ hoạt động giảm thiểu khi các hoạt động đó giúp một nước khác hoàn thành nghĩa vụ NDC của mình. Các nước có chi phí giảm nhẹ thấp có thể thu được một khoản từ 2- 5% GDP và dùng khoản tiền đó đầu tư nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải vào năm 2050.

WB cũng khẳng định, mục tiêu cắt giảm phát thải để đạt mục đích nhiệt độ chỉ tăng 2°C hay thấp hơn sẽ khó có thể đạt được với chi phí thấp, nếu không tăng cường buôn bán các-bon. Đặc biệt, theo ông John Roome- Giám đốc Cao cấp về Biến đổi khí hậu (WB), muốn hiệu quả, các chính sách định giá các-bon phải được phối hợp tốt với các chính sách năng lượng và môi trường khác. Điều đó đòi hỏi phải hợp tác trong nội bộ từng nước và giữa các nước.

Báo cáo cũng cho biết, đà phát triển định giá các-bon ngày càng mạnh lên. Trong năm 2016, có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 20 thành phố, tiểu bang và vùng, trong đó có 7 trong số 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thực hiện định giá các-bon. Phạm vi điều chỉnh phát thải của các sáng kiến định giá các-bon đã tăng 3 lần trong thập kỷ vừa qua và tương đương 7 tỉ tấn dioxide carbon (GtCO2e), tức là khoảng 13% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Ngoài ra, chính phủ các nước cũng thu được 26 tỉ USD từ các sáng kiến định giá các-bon trong năm 2015, tăng 60% so với năm 2014.

Năm 2017 sẽ là năm có số lượng tăng trưởng các sáng kiến định giá các-bon để đối phó với tình trạng phát thải toàn cầu lớn nhất. Nếu Hệ thống Buôn bán Phát thải Quốc gia Trung Quốc (ETS) được thực hiện trong năm 2017 như dự định, thì đây sẽ là sáng kiến định giá các-bon lớn nhất thế giới, lớn hơn cả hệ thống ETS của EU. Ước tính ban đầu cho thấy, khối lượng phát thải thuộc phạm vi điều chỉnh của các sáng kiến định giá các-bon sẽ tăng từ 13% lên 15- 20% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Tháng 4 năm nay, Hội đồng định giá các-bon cao cấp đã kêu gọi cộng đồng quốc tế nâng gấp đôi tỉ lệ lượng khí phát thải được điều chỉnh (lên 25% vào năm 2020) và tiếp tục tăng gấp đôi mức đó (lên 50% sau 1 thập kỷ nữa). Nguyên thủ các nước Canada, Chilê, Ethiopia, Pháp và Đức cũng tham gia kêu gọi tăng mức cam kết này./.





Nguồn: Báo Bảo hiểm xã hội