Tự đi KCB tuyến tỉnh có thể bỏ lỡ chế độ không cùng chi trả chi phí KCB
29/12/2020 03:52 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Người tham gia BHYT tự đi KCB tại các cơ sở KCB BHYT tuyến tỉnh được Quỹ BHYT chi trả chi phí KCB nội trú theo mức hưởng như đi KCB đúng tuyến, nhưng không được hưởng chế độ không cùng chi trả chi phí KCB như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật BHYT.
BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 4055/BHXH-CSYT ngày 23/12/2020 gửi BHXH các địa phương, BHXH Bộ Quốc phòng và CAND thực hiện về việc thực hiện khoản 6 Điều 22 Luật BHYT.
Theo quy định của khoản 6 Điều 22 Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 25/2008/QH12, người tham gia BHYT khi tự đi KCB không đúng tuyến tại các cơ sở KCB tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước sẽ được Quỹ BHYT chi trả các chi phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi BHYT và mức hưởng như đi KCB đúng tuyến từ ngày 1/1/2021.
Để thống nhất triển khai thực hiện quy định nêu trên, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh phối hợp với các cơ sở KCB BHYT tuyến tỉnh triển khai thực hiện đúng quy định tại khoản 6 Điều 22 Luật BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT đến KCB.
Đặc biệt, công văn của BHXH Việt Nam chỉ rõ: Người tham gia BHYT tự đi KCB tại các cơ sở KCB BHYT tuyến tỉnh theo khoản 6 Điều 22 Luật BHYT là trường hợp đi KCB không đúng tuyến. Từ 1/1/2021, các trường hợp này sẽ được Quỹ BHYT chi trả chi phí KCB nội trú theo mức hưởng như đi KCB đúng tuyến, nhưng không được hưởng chế độ không cùng chi trả chi phí KCB như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật BHYT. Đồng thời phần chi phí cùng chi trả của người bệnh trong trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến không được xác định là điều kiện để cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật BHYT, “người có thẻ BHYT sẽ được Quỹ BHYT chi trả 100% chi phí KCB khi có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên, và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến”. Cụ thể, từ năm 2015, người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền đồng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (áp dụng mức lương cơ sở hiện hành năm 2020 là 1,49 triệu đồng/tháng) và đi KCB đúng tuyến, sẽ được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”. Người bệnh sẽ được hưởng 100% chi phí KCB BHYT cho các lần KCB tiếp theo trong năm đó, thay vì phải đồng chi trả 5% hoặc 20% chi phí KCB theo nhóm đối tượng.
Vì vậy, để người bệnh được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT, trong đó có quyền lợi không phải đồng chi trả đối với các chi phí KCB thuộc phạm vi được hưởng BHYT khi đủ điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật BHYT, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh phối hợp với ngành y tế và các ban ngành liên quan tuyên truyền rộng rãi, đầy đủ về chính sách BHYT mới có hiệu lực, khuyến khích người tham gia BHYT đi KCB đúng tuyến, đúng quy định. Đồng thời, đề nghị cơ sở KCB BHYT tuyến xã, tuyến huyện tiếp tục thực hiện KCB và chuyển người bệnh lên tuyến trên theo đúng quy định hiện hành.
BHXH Việt Nam cũng thống nhất: Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng tuyến và được chỉ định điều trị nội trú tại các cơ sở KCB tuyến tỉnh trước ngày 01/01/2021, ra viện từ ngày 01/01/2021 trở đi, có xuất trình thẻ BHYT và các giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ, thì các chi phí KCB BHYT phát sinh từ ngày 01/01/2021 được quỹ BHYT chi trả theo quy định tại khoản 6 Điều 22 Luật BHYT.
Tạp chí Bảo hiểm xã hội
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số