Cải cách chính sách BHXH - Thuận lợi cho các thành phần tham gia BHXH
24/06/2021 09:20 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách an sinh xã hội rất nhân văn, mục đích nhằm bảo vệ những người yếu thế trong xã hội, đảm bảo thu nhập thay thế cho những người khi hết tuổi lao động, bị giảm hoặc mất khả năng lao động do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Mục tiêu của chính sách BHXH là mọi người khi hết tuổi lao động đều có lương hưu, tất cả lao động trong độ tuổi đều được tham gia BHXH. Để thực hiện được mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện chính sách BHXH, từng bước mở rộng phạm vi, điều kiện tham gia của người dân.
Chính sách BHXH được hình thành từ khi thành lập nước, tuy nhiên, trong thời kỳ bao cấp, chính sách BHXH chỉ gói gọn trong đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước, chỉ có những người trong biên chế Nhà nước, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước mới được thụ hưởng chính sách BHXH. Tuy nhiên, chính sách BHXH đã không ngừng phát triển, từng bước mở rộng phạm vi tham gia của người dân, đồng thời cũng bổ sung thêm nhiều chế độ chính sách mới như trợ cấp thất nghiệp, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe…
Tuyên truyền chính sách BHXH đến với mọi người dân
Khi bước vào thời kỳ đổi mới, Chính phủ đã ban hành Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 nhằm đổi mới chính sách BHXH, theo đó, mọi người lao động có hưởng lương trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều có quyền được đóng và hưởng các chế độ BHXH. Thành phần tham gia và hưởng BHXH đã được mở rộng một bước, không chỉ người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước được đóng BHXH mà cả những người làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ kinh doanh cá thể... đều được đóng BHXH và được giải quyết hưởng các chế độ BHXH.
Khi Luật BHXH số 71/2006/QH11 ra đời thay thế cho Điều lệ BHXH, thành phần tham gia BHXH được mở rộng tối đa, ngoài thành phần tham gia BHXH bắt buộc là người lao động có hưởng lương trong các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp...thì kể từ năm 2008, tất cả mọi công dân Việt Nam tuổi từ 15 trở lên đều có quyền tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng các chế độ BHXH, nhất là chế độ hưu trí khi về già.
Để tạo điều kiện và khuyến khích người dân tham gia BHXH, từ năm 2018, người tham gia BHXH tự nguyện cũng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHXH, đây là một bước tiến mới trong việc thực hiện dân chủ, công bằng trong đóng và hưởng các chế độ BHXH.
Nhà nước ta đã tạo điều kiện tối đa để mọi người được đóng và hưởng BHXH, tạo sự công bằng trong lĩnh vực an sinh xã hội, người dân cần phải nắm bắt cơ hội, tích cực tham gia vào hệ thống để đảm bảo cuộc sống của mình trong tương lai, đồng thời cũng góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ./.
Trương Văn Bá
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số