Rút BHXH một lần: Người dân chưa thấy được tác động lâu dài khi không có BHXH
30/06/2021 06:00 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tại Phiên họp thẩm định báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách BHXH do Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội mới đây, nhiều ý kiến kiến nghị cần tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát thực hiện Luật BHXH tại Trung ương, địa phương, đặc biệt là vấn đề phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, tình trạng rút BHXH một lần đang gia tăng...
Báo cáo tình hình thực hiện chính sách BHXH năm 2020 của Chính phủ cho thấy, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương kết quả phát triển đối tượng tham gia BHXH, BH thất nghiệp tiếp tục giữ được đà tăng, đặc biệt phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, đạt 1,1 triệu người chiếm hơn 2% lực lượng lao động trong độ tuổi, vượt chỉ tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW.
Tuy nhiên, dù đối tượng tham gia BHXH tăng nhưng BHXH bắt buộc, BH thất nghiệp giảm do số người hưởng BHXH một lần tiếp tục tăng (nếu như năm 2019 có 807.089 người hưởng BHXH một lần thì năm 2020 có 860.741 người hưởng BHXH một lần, tăng 6,65% so với năm 2019) đã ảnh hưởng không nhỏ khả năng phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đặc biệt, trong năm 2021, dự báo số người hưởng BHXH một lần tiếp tục tăng cao hơn, NLĐ bị mất việc làm do ảnh hưởng của đại dịch nếu nộp hồ sơ hưởng BHXH trong năm 2020 thì phải đến năm 2021 mới được giải quyết hưởng.
Liên quan đến tính trạng rút BHXH một lần, ông Đào Ngọc Dung- Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, dư luận gần đây quan tâm tình trạng rút BHXH một lần gia tăng. “Nguyên nhân sâu xa là gì? Đơn cử như tại Đồng Nai, kinh tế không phải khó khăn, mức bình quân tiền lương 7 triệu đồng/tháng và lương tối thiểu vùng 4,2 triệu đồng/tháng- cao hơn rất nhiều các vùng khác, nhưng NLĐ ở Đồng Nai lại rút BHXH một lần nhiều”- ông Dung phân tích.
Cũng theo ông Đào Ngọc Dung, có thể do khó khăn kinh tế nên NLĐ rút BHXH một lần- đây chỉ là một lý do, còn tìm hiểu thực tế cho thấy, vừa qua, Bộ LĐ-TB&XH chuẩn bị đưa ra phương án sửa đổi Luật BHXH đã có một phần tác động. Nguyên nhân mới chỉ đưa ra các phương án khác nhau để báo cáo nhằm tiến tới sửa đổi chính sách chứ “chưa nói sửa đổi gì và sửa như thế nào, nhưng rõ ràng có những thông tin không đầy đủ, không chính xác cho rằng sẽ hạn chế thu nhập của NLĐ khi rút BHXH một lần so với hiện hành”.
Trên thực tế, việc rút BHXH một lần tăng còn cho thấy có tình trạng trục lợi chính sách. Đó là có một số người đứng ra nhận “làm giúp”, một số người làm “cò mồi” nhận làm thủ tục rút BHXH một lần để hưởng phần trăm. “Về quản lý nhà nước, Bộ LĐ-TB&XH đã cố gắng thực hiện tốt một số công việc, một số chính sách pháp luật nhưng cũng còn một số chính sách đang chậm; tình trạng nợ đọng BHXH, trốn đóng, lạm dụng BHXH thất nghiệp… tuy có chuyển động tích cực, song vẫn chưa tốt như mong muốn. Nếu dịch Covid-19 ổn định hơn, năm 2022 sẽ là năm chúng tôi tăng cường, tập trung rất cao cho công tác thanh tra và xử lý “căng” hơn vấn đề thực hiện chính sách, nhất là chậm đóng, nợ đọng BHXH và trục lợi chính sách này”- ông Dung khẳng định.
Tạp chí Bảo hiểm xã hội
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số