Ban hành Nghị quyết về chi phí quản lý BHXH, BH thất nghiệp giai đoạn 2022-2024
16/12/2021 09:40 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý BHXH, BH thất nghiệp giai đoạn 2022-2024. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022.
Theo đó, mức chi phí quản lý BHXH bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi BHXH (trừ số chi đóng BHYT cho người hưởng BHXH) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH. Trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%.
Ngành BHXH Việt Nam luôn chịu áp lực cao trong công việc (ảnh minh họa)
Mức chi phí quản lý BH thất nghiệp bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi BH thất nghiệp (trừ số chi đóng BHYT cho người hưởng BH thất nghiệp) được trích từ quỹ BH thất nghiệp. Trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%.
Trường hợp thực hiện thu, chi BHXH, BH thất nghiệp trong năm không đạt dự toán, mức chi phí quản lý tính trên số thực thu, thực chi; trường hợp thực hiện thu, chi BHXH, BH thất nghiệp trong năm vượt dự toán, chi phí quản lý thực hiện theo dự toán đã được giao.
Mức chi tiền lương đối với CBCCVC và NLĐ làm việc trong các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, người làm việc theo chế độ HĐLĐ trong tổ chức BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân, NLĐ thực hiện chính sách BH thất nghiệp bằng 1,8 lần mức lương đối với CBCCVC do Nhà nước quy định cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương XII.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Thủ tướng Chính phủ quy định việc giao dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán chi phí quản lý BHXH, BH thất nghiệp được trích phù hợp với quy định của pháp luật về BHXH, BH thất nghiệp, pháp luật về đầu tư công và các quy định pháp luật khác có liên quan; chỉ đạo các cơ quan có liên quan rà soát, tiết kiệm, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết trong quá trình xây dựng dự toán, thực hiện dự toán chi phí quản lý BHXH, BH thất nghiệp.
Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự toán, quyết toán chi phí quản lý BHXH, BH thất nghiệp; chỉ đạo BHXH Việt Nam và các cơ quan sử dụng chi phí quản lý BHXH, BH thất nghiệp đúng quy định, hiệu quả, triệt để tiết kiệm gắn với kết quả phát triển đối tượng tham gia BHXH, BH thất nghiệp; cải cách TTHC, nâng cao chất lượng phục vụ, bảo đảm thuận lợi đối với cơ quan, đơn vị, DN và người dân; sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế tinh gọn, phù hợp với nhiệm vụ được giao; hoàn thiện CSDL quốc gia về BH bảo đảm sẵn sàng kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về dân cư, các CSDL quốc gia khác, CSDL của các bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý, thực thi chính sách; kịp thời ngăn chặn việc trốn đóng, gian lận, trục lợi chính sách BHXH, BH thất nghiệp và gắn với việc thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH.
Ủy ban Xã hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Kiểm toán Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hằng năm thực hiện kiểm toán việc giao dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán chi phí quản lý BHXH, BH thất nghiệp và báo cáo kết quả kiểm toán với Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tạp chí BHXH
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số