Chủ động triển khai các nhiệm vụ mới năm 2022
01/01/2022 03:28 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chiều 31/12, Phó Tổng giám đốc Phạm Lương Sơn chủ trì Hội nghị Tổng kết khối các đơn vị chuyên môn thuộc lĩnh vực chính sách y tế, công nghệ thông tin và nghiên cứu khoa học.
Trong lĩnh vực chính sách y tế, năm 2021 là năm có diễn biến dịch Covid-19 phức tạp trên cả nước, và cũng là năm đầu tiên Chính phủ giao dự toán chi KCB BHYT về từng tỉnh, thành phố nhưng không phân bổ về các cơ sở KCB BHYT. Để đảm bảo kịp thời nguồn kinh phí cho cơ sở KCB thực hiện KCB BHYT, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, không chậm thanh toán theo quy định của Luật BHYT, Ban thực hiện chính sách BHYT đã tham mưu, báo cáo lãnh đạo Ngành đề nghị Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép BHXH Việt Nam được chủ động điều tiết nguồn kinh phí trong phạm vi dự toán Chính phủ giao từ địa phương không sử dụng hết dự toán sang địa phương bị thiếu hụt dự toán khi quyết toán chi KCB BHYT toàn ngành năm 2021. Ban Thực hiện Chính sách BHYT cũng đã tham gia với Bộ Y tế thống nhất nguồn kinh phí chi trả xét nghiệm Covid-19, thanh toán chi phí thuốc BHYT liên quan đến dịch Covid-19; hướng dẫn giải quyết các vướng mắc để đảm bảo quyền lợi của người tham gia...
Để phục vụ tốt cho công tác giám định chi phí KCB BHYT, Trung tâm giám định BHYT và thanh toán đa tuyến đã hoàn thành xây dựng Quy trình giám dịnh BHYT sửa đổi. Quy trình mới được xây dựng phù hợp với các quy định hiện hành và xác định rõ nhiệm vụ của cơ quan BHXH, trách nhiệm của các đơn vị, cán bộ thực hiện; tối ưu hóa các nghiệp vụ thông qua sự kết hợp giữa giám định điện tử và giám định trực tiếp... Bên cạnh đó, xây dựng các công cụ tính toán, giám sát sử dụng quỹ KCB BHYT theo phương thức thanh toán theo định suất, và gộp theo nhóm chẩn đoán.
Riêng với lĩnh vực CNTT, năm 2021 là năm ngành BHXH Việt Nam triển khai và thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ quan trọng trên nền tảng các thành tựu đáng ghi nhận của hệ thống CNTT. Trung tâm CNTT đã kịp thời xây dựng, điều chỉnh các phần mềm nghiệp vụ để đáp ứng việc điều chỉnh chế độ chính sách của Nhà nước. Cụ thể như các phần mềm đáp ứng yêu cầu triển khai các chính sách hỗ trợ NLĐ và người SDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; tích hợp dịch vụ công thanh toán trực tuyến trên ứng dụng VssID; liên thông 100% dịch vụ công của ngành với cổng dịch vụ công quốc gia; kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành...
Định hướng “số hóa” của ngành BHXH cũng được Ban Quản lý các đự án CNTT tích cực thực hiện với nhiều dự án được xây dựng và hoàn thành: Dự án Hệ thống chữ ký số ngành BHXH; xây dựng hệ thống phân tích xử lý dữ liệu lớn, áp dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo chống gian lận, trục lợi trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp...
Song song với các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, công tác quản lý, nghiện cứu khoa học chuyên sâu- dự báo trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cũng được Viện Khoa học BHXH Việt Nam đẩy mạnh. Năm 2021, Viện đã chủ trì, phối hợp thực hiện 5 đề tài, đề án: Đánh giá, dự báo tác động của một số nội dung cải cách chính sách BHXH trong Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 đến thu, chi quỹ hưu trí, tử tuất ở Việt Nam; Thực trạng và giải pháp nhằm giảm tình trạng hưởng BHXH một lần ở Việt Nam; Xây dựng chiến lược phát triển ngành đến năm 2030...
Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị nghiệp vụ cũng trao đổi một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, trong đó nổi bật là sự thiếu hụt về đội ngũ nhân lực, trong bôi cảnh khối lượng công việc, nhiệm vụ của Ngành ngày càng nhiều; cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu thực tế...
Phát biểu kết luận Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Ngành, Phó Tổng giám đốc Phạm Lương Sơn ghi nhận và biểu dương các đơn vị đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ năm 2021, ngay trong bối cảnh nhiều khó khăn từ dịch bệnh đến những vướng mắc về nhân lực, hạ tầng... chưa thể khắc phục ngay.
Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, Phó Tổng giám đốc Phạm Lương Sơn đề nghị Viện Khoa học BHXH phải tập trung nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ nhân viên. Trung tâm CNTT và Ban Quản lý các dự án CNTT chủ động hơn nữa trong vận hành các nhiệm vụ của mình. Đặc biệt, Trung tâm CNTT cần lựa chọn các mục tiêu ưu tiên; chú trọng đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ...
Nhấn mạnh với Trung tâm giám định BHYT và thanh toán đa tuyến về nhiệm vụ hoàn thiện quy trình giám định BHYT, Phó Tổng giám đốc Phạm Lương Sơn đề nghị quy trình mới này phải được ban hành trong quý I/2022. Lưu ý Ban Thực hiện chính sách BHYT về các nhiệm vụ ưu tiên, Phó Tổng giám đốc cho rằng, hoạt động đổi mới phương thức thanh toán vẫn có thể triển khai ngay trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, tập trung vào phương thức thanh toán theo trường hợp bệnh (DRG), bởi hoạt động thí điểm phương thức thanh toán theo định suất đang phải tạm dừng vì dịch bệnh. Ban Thực hiện chính sách BHYT cần chủ động phối hợp với Bộ Y tế, tham gia xây dựng Thông tư hướng dẫn thanh toán theo DRG...
Tạp chí BHXH
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số