Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ dưới 12 tuổi mắc Covid-19 tại nhà
21/02/2022 07:29 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Hiện nay, người mắc covid-19 (F0) không biểu hiện triệu chứng, cách ly điều trị tại nhà đang ngày càng tăng, trong đó có nhiều trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, là đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ các mũi vắc-xin theo quy định, khiến nhiều gia đình rất lo lắng.
Thời gian qua, nhiều người đã tìm hiểu cách dùng thuốc cho trẻ trên mạng xã hội và hầu như rối loạn vì khá nhiều thông tin không chính xác. Việc tìm mua những thuốc đắt tiền kháng virus trôi nổi trên thị trường vừa tốn tiền, vừa dẫn đến nguy cơ dùng thuốc không hợp lý, không cần thiết, thậm chí có thể bị những phản ứng có hại, ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ của các trẻ.
Theo Bộ Y tế, trẻ mắc F0 được điều trị tại nhà khi có kết quả xét nghiệm dương tính bằng PCR hoặc test nhanh kháng nguyên, nhưng không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng lâm sàng nhẹ. Trẻ không có các dấu hiệu như: Không suy hô hấp (SpO2 ≥96%); không thở nhanh; không rút lõm ngực; không có hiện tượng thở bất thường; không có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống (sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...); không có các yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì.
Trẻ em mắc Covid-19 đa phần không có triệu chứng hoặc chỉ có biểu hiện nhẹ như: Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, đau đầu, mất vị giác/khứu giác, nôn, tiêu chảy nên có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà. Nếu không có các biến chứng nặng, trẻ sẽ hết sốt, các triệu chứng lâm sàng sẽ giảm dần và thường khỏi bệnh sau 7-10 ngày.
Trẻ mắc Covid-19 điều trị tại nhà cần dùng thuốc hạ sốt, giảm đau như: Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, uống khi sốt trên 38,5 độ C. Mỗi lần uống cách nhau 4-6 giờ. Cho trẻ uống thêm thuốc giảm ho với các siro ho thảo dược. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống thêm nước Orezol. Có thể dùng thêm các Vitamin 3B, Vitamin C, ZinC… dạng bào chế thích hợp với trẻ tuỳ độ tuổi. Đặc biệt, cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều bữa, ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Vệ sinh thân thể, răng, miệng, mũi họng cho trẻ sạch sẽ. Cần cho trẻ mặc đồ thoáng mát, ở phòng thoáng khí. Hướng dẫn trẻ nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng, hít thở sâu, đều. Cha mẹ cần hỗ trợ tâm lý, động viên trẻ và có cách phòng lây nhiễm trong gia đình.
Phụ huynh tuyệt đối không được dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng đông cho trẻ. Đối với thuốc hạ sốt giảm đau Paracetamol hiện có nhiều dạng bào chế. Lựa chọn dạng thuốc phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Không dùng quá liều chỉ định và tuyệt đối không dùng đồng thời với các loại thuốc hạ sốt khác như: Ibuprofen, Aspirin, Acetaminophen… Riêng Acetaminophen là một tên khác của Paracetamol, nên chú ý chỉ dùng một trong 2 loại và xem kỹ về liều lượng phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Cần theo dõi các dấu hiệu trở nặng của trẻ như sau:
Trẻ diện F0 điều trị tại nhà cần được theo dõi sát sao. Khi phát hiện con có một trong các biểu hiện sau đây, cha mẹ cần báo ngay với cơ sở y tế địa phương gần nhất quản lý F0 tại nhà để trẻ được can thiệp y tế và đưa đi cấp cứu kịp.
Trẻ mắc Covid-19 có triệu chứng nặng là bú kém, nôn ói, tiêu lỏng, li bì, không tỉnh táo, co giật.
Trẻ bị đau họng, đau đầu, ho, khó thở, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác, khứu giác. Trẻ bị ho hoặc khó thở, thở nhanh (thở nhanh được xác định khi nhịp thở ≥40 lần/phút ở trẻ từ 1-dưới 5 tuổi, ≥30 lần/phút ở trẻ từ 5-dưới 12 tuổi). Chỉ số đo máy nồng độ oxy trong máu SpO2 ≤95%. Thở rên, hoặc rút lõm lồng ngực, thở bất thường, co giật, tím tái.
Có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống như sốt cao, mắt đỏ, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban; mắc thêm bệnh cấp tính như sốt xuất huyết, tay chân miệng.
Trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ suy giảm miễn dịch hay mắc các bệnh mạn tính, béo phì có nguy cơ trở nặng, nên cần được nhập viện theo dõi sát tại cơ sở y tế khi mắc Covid-19.
Tạp chí BHXH
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số