6 định hướng chuyển đổi số trong năm 2022
08/03/2022 10:10 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bộ TT-TT vừa có văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về một số định hướng, nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy triển khai chuyển đổi số, nhằm hỗ trợ và thực hiện chuyển đổi số có hiệu quả, đột phá trong năm nay.
Theo đó, Bộ TT-TT đưa ra 6 định hướng xuyên suốt về chuyển đổi số năm 2022, nhằm giúp người dân, DN thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số. Cụ thể: Phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử cho người dân và các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể; phổ cập sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến; phổ cập sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn sức khỏe cá nhân; phổ cập sử dụng nền tảng số khác phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như liên lạc, giải trí, du lịch...; phổ cập sử dụng dịch vụ công trực tuyến; phổ cập sử dụng nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nhỏ và vừa.
Cùng với đó, Bộ TT-TT cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo 22 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng vừa mang tính trung hạn, vừa mang tính ưu tiên triển khai trong năm 2022. Trong đó, các bộ, ngành, địa phương cần ban hành Nghị quyết của cấp ủy Đảng về chuyển đổi số theo hướng dẫn của Ban Cán sự Đảng Bộ TT-TT; xây dựng và ban hành Kế hoạch tổng thể giai đoạn 5 năm và Kế hoạch hành động hằng năm về chuyển đổi số; ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0 phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam đã được ban hành. Tăng cường quản lý đầu tư, bảo đảm hiệu quả khi ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ số, chuyển đổi số sử dụng NSNN...
Bộ TT-TT lưu ý các cơ quan nhà nước tổ chức phổ biến, quán triệt về hai nguyên tắc bảo đảm an toàn, an ninh mạng, cụ thể là: Hệ thống chưa kết luận bảo đảm an toàn, an ninh mạng chưa đưa vào sử dụng; hệ thống thử nghiệm, có dữ liệu thật thì phải tuân thủ đầy đủ quy định như hệ thống chính thức. Phổ cập sàn thương mại điện tử cho các hộ dân, hộ sản xuất, hộ kinh doanh cá thể.
Trước đó, Bộ TT-TT cũng có công văn hướng dẫn kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, nhằm tối ưu hóa và thuận tiện cho việc quản lý, vận hành, duy trì, bảo đảm an toàn thông tin mạng trên quy mô toàn quốc.
Theo Bộ TT-TT, đến nay, nền tảng đã kết nối với hơn 90 bộ, ngành, địa phương, DN, 10 CSDL, 8 hệ thống thông tin; năm 2021 đạt gần 181 triệu giao dịch thực hiện thông qua nền tảng này. Khi thực hiện giao dịch, người dân, DN không phải cung cấp, kê khai thông tin nhiều lần; giúp CCVC, NLĐ không phải nhập dữ liệu, tổng hợp dữ liệu trên nhiều phần mềm khác nhau; giúp lãnh đạo có thông tin tổng hợp, thống nhất, tin cậy để có quyết định kịp thời, hiệu quả; giúp tăng cường sử dụng lại dữ liệu, tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí.
Tạp chí BHXH
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số