Tích hợp chính sách xã hội để mở rộng độ bao phủ an sinh xã hội
17/06/2022 10:40 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đây là nội dung của Hội thảo do Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức.
Phát biểu khai mạc, ông Bùi Tôn Hiến- Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết, Nghị quyết số 15-NQ/TW tập trung vào 2 nhóm chính sách cơ bản, quan trọng trong hệ thống các chính sách xã hội, đó là chính sách ưu đãi người có công và chính sách an sinh xã hội. Mục tiêu Nghị quyết đặt ra là, đến năm 2020 cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, công tác chăm lo chính sách xã hội có bước tiến bộ, đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu thiên niên kỷ; cải thiện chỉ số phát triển con người (HDI) Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao phúc lợi xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Hệ thống chính sách xã hội cơ bản đồng bộ, toàn diện, bảo đảm quyền an sinh xã hội của người dân. Thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững, là điểm sáng được quốc tế đánh giá cao. Người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế được Nhà nước và xã hội trợ giúp thường xuyên, kịp thời, hiệu quả. Đặc biệt, chính sách BHXH, BHYT ngày càng mở rộng và trở thành trụ cột quan trọng của an sinh xã hội.
Tuy nhiên, việc thực hiện một số chính sách xã hội còn có những hạn chế, bất cập. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện bằng các công cụ pháp lý độc lập, chưa đồng bộ và còn chồng chéo, thiếu tính liên kết. Lao động trong khu vực phi chính thức thường không được bao phủ bởi các chính sách an sinh, nhất là chính sách BHXH, BHYT trong trường hợp gặp rủi ro về sức khoẻ, việc làm, thu nhập... khiến họ có thể rơi vào thất nghiệp, nghèo khó...
“Chúng ta phải đối diện với thách thức lớn làm thế nào để vừa mở rộng độ bao phủ an sinh xã hội; đồng thời giải quyết thách thức nâng cao chất lượng việc làm, chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động. Do vậy, cần quan tâm việc phát triển khung chính sách an sinh xã hội, hướng các chính sách này vào nhóm lao động phi chính thức, để đạt mục tiêu mở rộng an sinh xã hội toàn dân… Tăng cường phối hợp và liên kết giữa các chính sách để đảm bảo mở rộng bao trùm và hỗ trợ một cách toàn diện và bền vững...”- ông Hiến nhấn mạnh.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã trình bày các tham luận và trao đổi về các chủ đề: Tích hợp và liên kết giữa các chính sách an sinh xã hội và việc làm tại Việt Nam; đảm bảo tiếp cận các dịch vụ thiết yếu ở Việt Nam thông qua các can thiệp bổ trợ tiền mặt; bao phủ toàn dân các dịch vụ y tế thiết yếu và phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam...
Cũng tại Hội thảo, ông Bùi Sỹ Lợi- nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã chỉ rõ những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19; đồng thời cho rằng cần phải tích hợp các chính sách xã hội để mở rộng độ bao phủ an sinh cũng như đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản tối thiểu. "Các chính sách xã hội hiện nay còn phân tán, phân mảng, thiếu kết nối và phối hợp, nhưng việc tích hợp các chính sách xã hội không có nghĩa là tổng hợp các chính sách vào một văn bản, mà là liên kết các chính sách sao cho thống nhất, tránh chồng chéo và tập trung nguồn lực. Bên cạnh đó, cần tập trung nhận diện các nhóm đối tượng chưa được bao phủ về an sinh xã hội; làm rõ hơn các thách thức để thực hiện trong thời gian tới"- ông Lợi nhấn mạnh.
Tạp chí BHXH
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số