Khởi tố hành vi vi phạm pháp luật BHXH: Cần cấp thiết hoàn thiện quy định
16/09/2021 09:23 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Một trong những hạn chế trong thi hành Luật BHXH là thiếu cơ chế xử lý hiệu quả đối với hành vi sai phạm, trốn đóng BHXH. Bộ luật Hình sự 2015 cũng đã quy định về tội trốn đóng BHXH, BHYT, nhưng lại chưa có vụ việc nào được xét xử.
Tính đến hết tháng 6/2021, BHXH các địa phương đã kiến nghị khởi tố 354 vụ, gồm: 8 vụ kiến nghị khởi tố theo Điều 214 về tội gian lận BHXH, BH thất nghiệp; 346 vụ kiến nghị khởi tố theo Điều 216 về tội trốn đóng BHXH. Song đến nay, cơ quan điều tra mới chỉ khởi tố 6 vụ; tạm đình chỉ giải quyết kiến nghị khởi tố 6 vụ; tạm đình chỉ điều tra, truy tố, xét xử 2 vụ; đồng thời đang xem xét giải quyết 166 vụ; không khởi tố 120 vụ và không thụ lý 54 vụ. Như vậy, số vụ không khởi tố, không thụ lý chiếm tới gần 50%, chưa kể 166 vụ đang xem xét giải quyết. Đặc biệt, từ năm 2018 đến nay chưa có vụ vi phạm nào được đưa ra xét xử theo Điều 216, do các quy định của pháp luật còn nhiều vướng mắc.
Theo ông Lưu Bình Nhưỡng- Phó Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là thiếu cơ chế xử lý hiệu quả đối với hành vi sai phạm, trốn đóng BHXH. Bộ luật Hình sự 2015 cũng đã quy định về tội danh này, nhưng hướng xử lý hiện nay vẫn là khởi kiện DN trốn đóng BHXH- tức là “đẩy” hành vi trốn đóng BHXH sang thành “tranh chấp” để khởi kiện dân sự. “Cách làm này không đúng và ngay chính giữa tòa án, các cơ quan khác cũng chưa có sự phối hợp để sửa đổi cơ chế xử lý. Do đó, cần sửa đổi cơ chế, nhằm tránh tình trạng tái diễn nhiều nhưng không giải quyết được”- ông Nhưỡng nhấn mạnh.
Còn theo BHXH Việt Nam, việc xử lý hình sự đến nay chưa được thực hiện, ngoài một số trường hợp DN chuyển trả nợ trong quá trình điều tra, còn do việc thu thập hồ sơ, tài liệu xác định tội danh hình sự gặp nhiều khó khăn như báo cáo tài chính của đơn vị chưa sát, đúng với thực trạng hoạt động, đơn vị không phối hợp cung cấp tài liệu... Một số cơ quan điều tra yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu ngoài thẩm quyền của cơ quan BHXH (HĐLĐ bản chính, bảng lương tất cả nhân viên của đơn vị, yêu cầu về xác định giám định viên tư pháp của cơ quan BHXH, các biện pháp cưỡng chế của cơ quan BHXH đã áp dụng đối với đơn vị vi phạm...).
Mặt khác, Khoản 11 Điều 2 Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán (TAND Tối cao) hướng dẫn: Gian dối để không đóng, không đóng đầy đủ tiền BHXH, BHYTquy định tại Khoản 1 Điều 216 của Bộ luật Hình sự là trường hợp cố ý không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế việc đóng BHXH, BHYT với cơ quan có thẩm quyền. Song, chính Nghị quyết này lại chưa hướng dẫn cụ thể về “thủ đoạn khác” nên khi xác định hành vi “chậm đóng”, “không đóng đầy đủ” BHXH, BHYT mà không thỏa mãn dấu hiệu về “gian dối” và “thủ đoạn” thì cơ quan điều tra thường không thụ lý.
Tạp chí BHXH
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Giới thiệu ứng dụng VssID Tiếng Hàn Quốc
Hội nghị giao ban 9 tháng đầu năm 2024 với công chức Văn ...
BHXH huyện Cư Kuin: Tuyên truyền chính BHXH tự nguyện, BHYT ...
BHXH huyện Lắk: tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho ...
240 hội viên hội phụ nữ huyện Krông Bông được tuyên truyền ...
02 xã đầu tiên của huyện Krông Ana vận động 100% lực lượng ...