Năm 2023 sẽ phải nỗ lực rất cao
21/01/2023 08:20 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Năm 2023, BHXH Việt Nam đặt ra mục tiêu đạt khoảng 40,2% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH; đạt khoảng 31,7% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BH thất nghiệp; đạt khoảng 93,2% dân số tham gia BHYT; đạt và vượt số thu được giao, đồng thời giảm tỷ lệ chậm đóng BHXH, BHYT dưới mức 2,91%...
Đặt trong bối cảnh dự báo sẽ còn rất nhiều khó khăn, đây là chỉ tiêu được BHXH Việt Nam đặt ra ở mức nỗ lực rất cao. Tuy nhiên, theo Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh, mục tiêu này hoàn toàn khả khi, nếu toàn Ngành tiếp tục duy trì những lợi thế có được, phát huy hiệu quả các bài học và kinh nghiệm đạt được trong năm 2022.
Trước đó, kết thúc năm 2022, các chỉ tiêu bao phủ BHXH, BHYT cơ bản đều tăng so với cùng kỳ và vượt so với chỉ tiêu tại Nghị quyết 01/NQ-CP. Phân tích “bí quyết” để đạt được kết quả “ngoạn mục này”, theo Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh, yếu tố quan trọng chính là sự chủ động của cơ quan BHXH từ Trung ương đến địa phương trong thực hiện nhiệm vụ. Theo đó, toàn Ngành phải luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời nắm chắc tình hình và yêu cầu thực tiễn, chủ động phân tích, đánh giá để kịp thời có phương án, kịch bản, giải pháp chỉ đạo, điều hành “từ sớm, từ xa”.
Bên cạnh đó còn là sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, thể hiện rõ nét qua việc các cấp ủy, chính quyền địa phương đã đưa chỉ tiêu bao phủ BHXH, BHYT vào Nghị quyết phát triển kinh tế-xã hội; kiện toàn BCĐ thực hiện chính sách BHXH, BHYT các cấp; ban hành các chính sách hỗ trợ chi phí tham gia BHXH, BHYT cho các nhóm đối tượng khó khăn... “Những bài học và kinh nghiệm này không mới, nhưng khi được triển khai theo chiều sâu, được quan tâm đặc biệt đã mang lại hiệu quả lớn. Đây là cơ sở để chúng ta tiếp tục phát huy trong thời gian tới”- Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh nhấn mạnh.
Thực tiễn hiện nay đang đòi hỏi phải đổi mới phương thức, cách thức hoạt động của hệ thống BHXH, BHYT, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, chế độ trong tình hình mới. Đây là quyết tâm và cũng là nhiệm vụ mà ngành BHXH Việt Nam cần hiện thực hóa trong mọi mặt công tác. Theo đó, toàn Ngành sẽ phải tiếp tục đổi mới hơn nữa nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông để người dân có thể tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về BHXH, BHYT; cũng như tập trung tuyên truyền sâu rộng trong hệ thống chính trị, tạo chuyển biến từ nhận thức sang hành động.
Cùng với đó, cần triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển người tham gia; đôn đốc thu, giảm nợ; giải quyết, chi trả kịp thời, đầy đủ các chế độ; khai thác, phát huy tối đa hiệu quả CNTT, tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các TTHC; đẩy nhanh chuyển đổi số. Đồng thời, cần tiếp tục kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC theo phương châm: “Đoàn kết, kỷ cương, linh hoạt, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiệu quả”.
Tạp chí BHXH
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Giới thiệu BHXHVN 2021 TIENG ANH
Giới thiệu ứng dụng VssID Tiếng Hàn Quốc