Bảo đảm tối ưu quyền lợi của NLĐ
22/11/2021 09:35 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 22/11, ngay sau khai mạc Phiên họp thứ 5, Ủy ban TVQH đã cho ý kiến về việc ký Hiệp định BHXH giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc.
Tối ưu hóa quyền lợi NLĐ
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, theo quy định của Luật BHXH2014 và Nghị định143/2018/NĐ-CP, từ ngày1/12/2018, NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ tham gia BHXH bắt buộc và được thụ hưởng với chế độ ốm đau, thai sản, BH TNLĐ-BNN; từ ngày 1/1/2022 sẽ tham gia và được thụ hưởng thêm 2 chế độ là hưu trí và tử tuất. Cùng với quy địnhtrên của Việt Nam, từ ngày 1/1/2022, theo Luật Hưu trí quốc gia của Hàn Quốc, NLĐ Việt Nam khi làm việc tại Hàn Quốc cũng sẽ được tham gia vàhưởng từ chương trình hưu trí quốc gia của Hàn Quốc. Như vậy, việc bổ sung quy định áp dụng BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định của Luật BHXH2014 không chỉ đảm bảo quyền lợi cho NLĐ nước ngoài đến Việt Nam làm việc, mà còn góp phần bảo vệ quyền lợi cho NLĐ Việt Nam khi đi làm việc tại nước ngoài.
Tuy nhiên, với quy định áp dụng BHXH nêu trên cũng phát sinh nghĩa vụ đóng song trùng BHXH. Đơn cử: NLĐ Việt Nam khi đi làm việc tại Hàn Quốcvừa phải đóng BHXH ở Việt Nam (theo quy định tại Điểm g,Khoản 1, Điều 2 Luật BHXH), vừa phải đóng BHXH theo Luật Hưu trí quốc giaHàn Quốc;và cũng tương tự đối với NLĐ Hàn Quốc khi làm việc tại Việt Nam. Theo thông lệ quốc tế, các quốc gia sẽ giải quyết vấn đề nêu trên bằng việc thỏa thuận thông qua các Hiệp định song phương hoặc đa phương về BHXH. “Trong bối cảnh Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, để đảm bảo tuân thủ pháp luật của nước mà NLĐ đến làm việc, tránh đóng song trùng BHXH, Chính phủ hai bên đã trao đổi, đàm phán vàcơ bảnthống nhất nội dung dự thảo Hiệp định về BHXH giữa hai nước. Việc tiến tới ký kết Hiệp định là sự ghi nhận kết quả của quá trình đàm phán giữa Chính phủ hai nướcvà cũng là tiền đề để Việt Nam tiếp tục mở rộng hoạt động đàm phán Hiệp định về BHXH trong thời gian tới”- ông Dung nhấn mạnh.
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà nêu rõ, Ủy ban Đối ngoại nhất trí về sự cần thiết ký Hiệp định, nhằm tránh tình trạng đóng BHXH hai lần; đồng thời góp phần bảo đảm tốt hơn quyền an sinh xã hội đã được ghi nhận trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966 của LHQ. Việc ký các Hiệp định BHXH song phương nói chung, Hiệp định BHXH với Hàn Quốc nói riêng phù hợp với Nghị quyết28-NQ/TWtheo hướng phát triểnBHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế; góp phần thúc đẩy quan hệhợp tác toàn diện giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh số lượng NLĐ Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc và số NLĐ Hàn Quốc đến Việt Nam ngày càng tăng.
Cũng theo ông Vũ Hải Hà, theo quy định của Hiệp định, thời gian đóng BHXH đối với thời gian làm việc ở Hàn Quốc sẽ được tính theo Luật Hưu trí quốc gia Hàn Quốc và được chi trả từ quỹ hưu tríHàn Quốc. Thời gian đóng BHXH tại Việt Nam sẽ được tính theo Luật BHXH của Việt Nam và được chi trả từ quỹ hưu trí và tử tuất của Việt Nam. Như vậy, sẽ có trường hợp NLĐ nữ có dưới 15 năm đóng BHXH và NLĐ nam có dưới 20 năm đóng BHXH tại Việt Nam, nhưng đủ điều kiện tính hưởng chế độ hưu trí do tính gộp thời gian đóng BHXH ở cả Việt Nam và Hàn Quốc. Do đó, pháp luật Việt Nam cần có quy định về mức tính lương hưu hằng tháng đối với NLĐ trong trường hợp này…
Sớm sửa đổi Luật BHXH
Tán thành việc cần thiết phải ký các Hiệp định về BHXH, song Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị Chính phủ cần giải trình cụ thể hơn về các nội dung như: Thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí; cách tính hưởng chế độ hưu trí; việc áp dụng trực tiếp một phần Hiệp định; tác động của việc đóng-hưởngkhi Hiệp định có hiệu lực... Trong khi đó, theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Chính phủ cần làm rõ thêm chế tài và hướng xử lý xung đột pháp luật của hai nước về việc trốn đóng BHXH; việc có cần điều chỉnh các chính sách liên quan của Việt Nam hay không; mối quan hệgiữa Hiệp định vềBHXH với các Hiệp địnhkhác. Đáng chú ý, việc tính thời gian tham gia BHXH ở cả hai nước sẽ đảm bảo tốt hơn quyền lợi hưởng chế độ hưu trí của NLĐ ở cả Việt Nam và Hàn Quốc…
Nhấn mạnh đây là Hiệp địnhvề BHXH song phương, toàn diện đầu tiên của Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, nội dung này rất cần thiết, đã được Chính phủ hai nước bắt đầu đàm phán từ năm 2015, đã thống nhất được nhiều nội dung lớn. Việc ký kết Hiệp định nhằm tránh tình trạng đóng BHXH hai lần và bảo đảm tối ưu hóa quyền lợi về BHXH của NLĐ làm việc tại hai quốc gia. “Hiện số lượng NLĐ Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc và NLĐ Hàn Quốclàm việc tại Việt Namngày càng tăng. Do đó, Chính phủ cần tiếp thu ý kiến của các thành viên Ủy ban TVQH, trao đổi, đánh giá kỹ tác độngvề việc chi trả từ quỹ BHXH, từ đó thúc đẩy sớm ký kết Hiệp định để phục vụ cho hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong thời gian tới”- Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Kết luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Ủy ban TVQH đồng ý về nguyên tắc ký kết Hiệp định BHXH giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc. Đồng thời lưu ý, việc ký kết Hiệp định phải phù hợp với chủ trương của Đảng về cải cách chính sách BHXH, phù hợp với luật pháp Việt Nam; qua đógóp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc. “Chính phủ có văn bản xin ý kiến Bộ Chính trị về nội dung này. Đồng thời, Chính phủ sớm đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật BHXH2014 trình Quốc hội theo quy định, nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về cải cách chính sách BHXH và để hiệp định này sớm được thực thi”- Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.
Sáng 22/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban TVQH cũng đã xem xét Báo cáo tình hình thực hiện chi phí quản lý, sử dụng quỹ BHXH giai đoạn 2019-2021 và quyết định mức chi phí quản lý quỹ BHXH giai đoạn 2022-2024.
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Giới thiệu BHXHVN 2021 TIENG ANH
Giới thiệu ứng dụng VssID Tiếng Hàn Quốc