BHXH Việt Nam tuyển chọn danh mục nhiệm vụ KH&CN năm 2022
16/03/2022 09:17 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng 16/3, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học ngành BHXH Việt Nam họp tuyển chọn, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) năm 2022. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh- Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh- Chủ tịch Hội đồng yêu cầu các thành viên Hội đồng đánh giá, xem xét danh mục đề xuất nhiệm vụ KH&CN năm 2022 theo các tiêu chí như: Tính cấp thiết, tính mới của nhiệm vụ; khả năng không trùng lặp của các nhiệm vụ đã đề xuất với các nhiệm vụ đã và đang thực hiện; sự ảnh hưởng của nhiệm vụ; quá trình nghiên cứu, phạm vi, sản phẩm đầu ra có tính khả thi được áp dụng trong thực tế... “Các nhiệm vụ nghiên cứu phải hiệu quả, đồng thời góp phần phục vụ cho công tác điều hành của Ngành BHXH Việt Nam”- Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh nói.
Tại cuộc họp, Viện Khoa học BHXH báo cáo danh mục đề xuất nhiệm vụ KH&CN năm 2022. Theo đó, toàn Ngành đề xuất 11 nhiệm vụ cấp bộ, bao gồm: Hoàn thiện quy định về công tác lưu trữ của hệ thống BHXH Việt Nam; Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý thu, phát triển người tham gia BHXH giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2030; Chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; Nghiên cứu mô hình, giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu và quản lý KH&CN; Nghiên cứu đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 tới lao động, việc làm và các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BH thất nghiệp đảm bảo đời sống an sinh, xã hội; Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện trợ cấp hưu trí xã hội qua hệ thống BHXH Việt Nam; Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận chính sách BHXH tự nguyện đối với NLĐ khu vực Tây Nguyên; Chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam; Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện ở NLĐ ở Việt Nam; Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ KCB BHYT huyện vùng Tây Bắc Bộ; Nghiên cứu, đề xuất Bộ tiêu chí đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp với sự phục vụ của cơ quan BHXH.
Bên cạnh đó, toàn Ngành có 19 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở được đề xuất như: Giải pháp nâng cao chất hiệu quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT trong bối cảnh hiện nay; Đánh giá tác động của chính sách thông tuyến tỉnh nội trú năm 2021 và các khuyến nghị chính sách; Nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông chính sách pháp luật BHXH, BHYT, BH thất nghiệp phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, vùng miền; Nghiên cứu mô hình, giải pháp thực hiện các gói BHYT hộ gia đình; BHXH tự nguyện linh hoạt, hấp dẫn, phù hợp với khả năng chi trả quỹ BHXH; Giải pháp phát triển số lượng NLĐ tham gia BHXH tự nguyện tại các làng nghề thuộc tỉnh Bắc Ninh; Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững người tham gia BHYT đối với người dân không thuộc diện được ngân sách nhà nước cấp thẻ BHYT; Giải pháp phát triển bền vững người tham gia BHYT vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Thực trạng và giải pháp quản lý nhân lực y tế trong KCB BHYT tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP.Hà Nội nhằm quản lý, thanh toán chi phí KCB BHYT đúng quy định; Giải pháp phát triển BHYT hộ gia đình đối với dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi chính sách của nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra-kiểm tra về thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT và quản lý khách hàng đối với hệ thống nhân viên đại lý thu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Thực hiện triển khai BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng- Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật BHXH về BHXH tự nguyện; Giải pháp đẩy nhanh lộ trình tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Tăng cường công tác quản lý của cơ quan BHXH trong hoạt động thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà; Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn cơ sở KCB BHYT của người dân trên địa bàn TP.Cần Thơ; Đổi mới hình thức tuyên truyền để phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19; Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến mở rộng độ bao phủ BHXH tự nguyện tại Hà Nội; Khảo sát nhu cầu và khả năng tham gia BHXH, BHYT của hộ kinh doanh cá thể; Giải pháp tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2022-2025...
Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng đã cho ý kiến về từng nhiệm vụ cấp Bộ và cấp cơ sở, đánh giá tính cần thiết, tính khả thi, tính hợp lý của nội dung và kết quả của các nhiệm vụ.
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh- Chủ tịch Hội đồng, đánh giá cao sự cần thiết, tính thiết thực của các nhiệm vụ được đề xuất cho danh mục nhiệm vụ KH&CN năm 2022. “Đề nghị Viện Khoa học BHXH tiếp thu các ý kiến của thành viên Hội đồng, trao đổi với các đơn vị đề xuất rà soát lại nội dung, phạm vi, đối tượng, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu cho khoa học và đạt hiệu quả, đảm bảo các nhiệm vụ KH&CN năm 2022 của Ngành BHXH Việt Nam mang tính khả thi cao”- Tổng Giám đốc nhấn mạnh.
Tạp chí BHXH
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Giới thiệu BHXHVN 2021 TIENG ANH
Giới thiệu ứng dụng VssID Tiếng Hàn Quốc