Thấy gì qua nỗ lực dệt lưới an sinh ở Tây Nguyên?
09/05/2022 10:09 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Khu vực Tây Nguyên (Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) có gần 6 triệu dân sinh sống, với khoảng 38% là đồng bào DTTS. Theo ước tính, có khoảng 1/6 số đồng bào DTTS không còn được “bao cấp” thẻ BHYT theo Quyết định số 861/QĐ-TTg.
Từ cuối quý I/2022 tới nay, toàn hệ thống BHXH của 5 tỉnh Tây Nguyên đang tranh thủ mọi nguồn lực, phối hợp với các cơ quan liên quan từ tỉnh đến xã, thậm chí tận buôn làng, giúp đồng bào DTTS tái nhập lưới an sinh với thẻ BHYT hộ gia đình. Trong hành trình gian nan này, Phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng thuộc BHXH 5 tỉnh trên giữ vai trò chủ lực.
Một buổi tuyên truyền tại nhà rông về chính sách BHXH, BHYT
Bên cạnh tham mưu và lập kế hoạch trên toàn địa bàn, đơn vị này còn giúp BHXH tỉnh triển khai các hoạt động liên quan đến công tác truyền thông và phát triển đối tượng đến BHXH các huyện, thị xã. Cùng với đó, còn trực tiếp giám sát, hỗ trợ nghiệp vụ cho tuyến cơ sở trong việc tư vấn, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; cũng như thiết lập mạng lưới đại lý thu BHXH, BHYT…
Ở 5 tỉnh Tây Nguyên hiện nay, bản thân mỗi lãnh đạo, chuyên viên của Phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng đều “gánh” chỉ tiêu cá nhân khá cao (mỗi tháng phát triển từ 5 đến 25 người tham gia BHXH tự nguyện). Thậm chí, lãnh đạo Phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng ở BHXH tỉnh Đắk Nông phải phát triển đến 50 người tham gia mới BHXH tự nguyện mỗi tháng. Do đó, tất cả từ lãnh đạo đến chuyên viên đều đã, đang và sẽ phải quay cuồng với nhiệm vụ bất kể thời gian, bất kể mưa hay nắng, bất kể ở thành thị hay vùng sâu, vùng xa…
Trong các tỉnh Tây Nguyên, Phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng (BHXH tỉnh Kon Tum) có 9 CCVC, nhưng áp lực công việc rất cao, khiến đơn vị này phải cần thêm ít nhất 3 nhân sự nữa mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Trong khi đó, Phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng (BHXH tỉnh Đắk Nông) chỉ vỏn vẹn 5 người, 3 địa phương còn lại nhân sự chưa vượt nổi con số 9.
Vì vậy, để đồng bào DTTS ở Tây Nguyên sớm tái nhập lưới an sinh, nhân lực cho các phòng này là chuyện cấp thiết. Bên cạnh đó, BHXH các địa phương cũng cần đẩy mạnh công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, địa phương, nhất là phối hợp với những đại lý thu BHXH, BHYT. Chỉ khi nào sự “chăm chút” này được quan tâm đúng mức mới có thể giúp BHXH các địa phương tạo nên kỳ tích bao phủ BHXH, BHYT.
Tạp chí BHXH
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Giới thiệu BHXHVN 2021 TIENG ANH
Giới thiệu ứng dụng VssID Tiếng Hàn Quốc