Giảm nợ đọng – Quyền lợi người lao động từng bước được đảm bảo

10/01/2017 08:33 AM




Trước thực tế này, ngay từ đầu năm BHXH tỉnh Đắk Lắk đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cho công tác thu BHXH, BHYT, BHTN, cụ thể là: Xây dựng kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thu cho từng tháng, quý và năm. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của BHXH Việt Nam, đặc biệt là sự chỉ đạo một cách quyết liệt, mạnh mẽ của lãnh đạo Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân tỉnh (UBND), sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện, điều đáng nói, đó là sự phối hợp tốt với ngành BHXH của một số đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thu nộp gắn với việc giải quyết kịp thời chế độ cho người lao động,  để đảm bảo chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; về phía ngành BHXH thường xuyên giáo dục cho mỗi cán bộ, viên chức tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự tận tụy phục vụ nhân dân, tất cả vì người tham gia BHXH, BHYT, BHTN; xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong đơn vị, thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, viên chức phụ trách từng đơn vị sử dụng lao động, theo từng địa bàn để quản lý, theo dõi, mở rộng khai thác đối tượng.. Hàng tuần, tổ chức trao đổi kinh nghiệm, xử lý các tình huống phát sinh để vận dụng phù hợp vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao; chỉ đạo viên chức phụ trách công tác thu thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, đối chiếu tình hình thu nộp BHXH, BHYT, BHTN tại các đơn vị sử dụng lao động. Đồng thời, lãnh đạo BHXH tỉnh cũng đã cùng với BHXH các huyện, thị xã, thành phố chủ động xuống từng đơn vị nợ đọng, chậm đóng để làm việc với lãnh đạo đơn vị sử dụng lao động, đôn đốc trích nộp BHXH, BHYT kịp thời đúng quy định. Chú ý việc thực hiện giải quyết kịp thời các chế độ chính sách BHXH, BHYT, đảm bảo kịp thời quyền lợi cho người lao động, qua đó củng cố niềm tin và nâng cao ý thức trách nhiệm của đơn vị, góp phần hỗ trợ tốt cho công tác mở rộng đối tượng và quản lý thu BHXH, BHYT và BHTN trên địa bàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh tiếp tục củng cố Đoàn kiểm tra liên ngành, tổ chức kiểm tra trong năm 2016 trên 10  đơn vị sử dụng lao động có số nợ lớn do chậm đóng kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động . Qua đó, kịp thời phát hiện những sai sót, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương có giải pháp chấn chỉnh và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; định kỳ hàng tháng và đột xuất trong các cuộc họp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, BHXH tỉnh báo cáo chi tiết số nợ BHXH, BHYT, BHTN của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để UBND tỉnh có hướng chỉ đạo, xử lý giải quyết kịp thời; phối hợp với Chi cục Thuế kiểm tra, tuyên truyền các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chấp hành tốt việc tham gia, trích nộp BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động; chỉ đạo BHXH các huyện thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Phòng Tài chính, Kho bạc huyện và các phòng ban liên quan đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động trích nộp BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, kịp thời hàng tháng theo đúng quy định; phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh và các tổ chức xã hội khác như: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên minh Hợp tác xã tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ và nhân dân bằng nhiều hình thức. Nhờ thực hiện đồng bộ, đang xen nhiều giải pháp, BHXH tỉnh Đắk Lắk đã làm tốt công tác khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN nên số thu ngày càng tăng, tỷ lệ nợ đọng ngày càng giảm, quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng được đảm bảo, góp phần ổn định an sinh xã hội trên địa bàn.

Cán bộ BHXH hướng dẫn các đơn vị làm thủ tục bảo hiểm xã hội

Từ những biện pháp nêu trên năm 2016 BHXH tỉnh Đắk Lắk thu vượt chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao là 3%, vượt tỷ lệ bao phủ BHYT theo Quyết định 1167/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ, đặc biệt giảm tỷ lệ nợ đọng xuống 2,2% (BHXH Việt Nam giao 2,69%). Năm 2016 đã giải quyết cho 35.404 lượt người hưởng các chế độ BHXH, trong đó: 2.002 người hưởng BHXH hàng tháng, 9.509 người hưởng trợ cấp một lần, 5.141 người hưởng trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ học nghề, 18.752 lượt người hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho 2,6 triệu lượt người. Có thể nói nhờ sự quan tâm, chỉ đạo một cách đồng bộ, quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương từ tỉnh đến huyện, sự chuyển biến về nhận thức từ phía người lao động đặc biệt là người sử dụng lao động, nên công tác giảm nợ trên địa bàn tỉnh đạt kết quả đáng khích lệ, giải quyết kịp thời chế độ chính sách cho người lao động nếu không may ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động, thất nghiệp và quan trọng hơn đó là người lao động khi đến tuổi về hưu…..

Để phát huy những kết quả đạt được, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2017 và trong những năm tiếp theo, ngoài sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ viên chức, lao động thuộc ngành BHXH tỉnh, rất cần sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh./.



Nguyễn Thị Xuân – PGĐ BHXH tỉnh Đắk Lắk