Nhận bảo hiểm xã hội một lần hay tích lũy thời gian tham gia để hưởng chế độ hưu trí

13/08/2018 02:56 AM



Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Như vậy, khi nhận BHXH một lần thì NLĐ sẽ mất đi cơ hội được hưởng lương hưu, không có gì đảm bảo cho cuộc sống lúc tuổi già và sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chúng ta hãy xem khoản tiền đóng vào quỹ BHXH như là "của để dành" quý giá của chính mình, nó không mất đi mà ngược lại vẫn được cơ quan BHXH quản lý và đầu tư tăng trưởng, NLĐ hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện với sự hỗ trợ một phần kinh phí từ Nhà nước (theo mức 30% đối với hộ nghèo, 25% đối với hộ cận nghèo, 10% các hộ còn lại trên chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn).

Thứ hai, nhận BHXH một lần là phải chấp nhận sự thiệt thòi rất lớn: Với mức 22% tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì một năm tổng mức đóng là 2,64 tháng lương; trong khi mức hưởng BHXH một lần cho mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 2,0 tháng lương. Như vậy, NLĐ bị thiệt mất 0,64 tháng lương, Nhà nước không khuyến khích việc nhận BHXH một lần cũng chính vì mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội bền vững cho người dân; Nếu so sánh với việc tích lũy thời gian để hưởng lương hưu, thì thiệt thòi là không tính hết được.

Lợi ích thực tế khi hưởng lương hưu

Thử làm một phép tính, theo giả định người lao động có 20 năm đóng BHXH với mức tiền lương đóng BHXH là 4 triệu đồng/tháng, nếu lãnh chế độ một lần thì người lao động là nam, hay nữ chỉ được nhận 128 triệu đồng; nhưng nếu hưởng lương hưu thì lao động nam được 493,9 triệu đồng, nữ được 683,2 triệu đồng (sau khi về hưu, kỳ vọng sống của nam giới trung bình hơn 18 năm tương ứng với 217 tháng hưởng lương hưu, nữ giới là 24,5 năm tương ứng với 294 tháng). Ngoài ra người hưởng lương hưu còn được quỹ BHXH chi trả toàn bộ tiền mua thẻ BHYT (bằng 4,5% mức lương hưu) khi đi khám, chữa bệnh được hưởng 95% chi phí  và có thể nói là không thể thống kê được nếu không may mắc bệnh hiểm nghèo; và hàng năm đều được tăng lương (từ năm 2003 đến nay nhà nước đã điều chỉnh tăng lương hưu 15 lần, với mức tăng từ khoảng 7,5 đến 9,3 lần tùy theo nhóm đối tượng). Khi người về hưu từ trần, thân nhân của họ còn được trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở (hiện nay là 1.390.000 đồng), và được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng (tối đa 4 người) là nuôi con đến khi trưởng thành  hoặc hưởng đến khi qua đời (nếu là vợ, chồng hoặc cha, mẹ đã hết tuổi lao động và không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thấp hơn mức lương cơ sở); hoặc được hưởng trợ cấp tuất một lần với mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu, cao nhất bằng 48 tháng lương hưu. Như vậy, nếu so với hưởng lương hưu thì nhận BHXH một lần là rất thiệt thòi cho bản thân NLĐ. Nếu NLĐ bảo lưu thời gian tham gia BHXH, hưu chờ mà không may qua đời thì ngoài các quy định được hưởng tử tuất nói ở trên và thân nhân NLĐ còn được hưởng thêm tiền mai táng phí.. nếu đã thanh toán BHXH một lần thì NLĐ không còn cơ hội được hưởng những quyền lợi này.

Thực trạng và giải pháp

Theo thống kê của ngành BHXH năm 2016, số người tham gia mới BHXH là 775.000 người (tăng 6,3% so với năm 2015). Trong khi đó, có tới 665.000 người hưởng BHXH một lần (tăng gần 6%). Khoảng 80% số người nghỉ việc, thôi việc, hưởng chế độ BHXH một lần sau đó đi làm nơi khác, lũy kế đến hết tháng 5/2018 cả nước có 13,79 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, 240.000 người tham gia BHXH tự nguyện, đồng thời cũng chỉ có gần 50 ngàn người hưởng chế độ hưu trí, nhưng gần 300 ngàn người hưởng trợ cấp BHXH một lân. Điều này cho thấy, người nghỉ việc là muốn nhận BHXH một lần chứ không phải là đã hết khả năng lao động, đây là tình trạng đáng báo động, bởi cứ “vào” 775.000 người lại “ra” 665.000 người, kỳ vọng hết năm 2018, số lượng người tham gia BHXH đạt trên 35% ( trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk người trong độ tuổi lao động tham gia BHXH mới đạt gần 20%) như vậy thì không biết đến bao giờ cả nước mới đạt mục tiêu 60% lực lượng lao động tham gia BHXH và 60% người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu cho đến năm 2030 như Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành TW khóa XII đã đặt ra.

Như vậy, để đạt được mục tiêu BHXH toàn dân, góp phần làm tốt chính sách an sinh xã hội, cần thiết phải cải cách chính sách BHXH để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, đảm bảo cân đối quỹ BHXH trong dài hạn, điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc, thay đổi cách thức điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ, phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẵng, chia sẽ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách BHXH tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch. Ngoài ra ngành BHXH cần phải phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường mạnh mẽ công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT đến tận người dân tại các thôn, buôn, tổ dân phố… để người dân thấy được quyền và lợi ích khi tham gia BHXH, BHYT. Có như vậy, mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân của Đảng, Nhà nước mới sớm đạt được./.





Nguyễn Thị Xuân - Phó Giám đốc BHXH tỉnh