Hướng dẫn một số vướng mắc trong thực hiện chính sách BHXH
03/12/2020 07:21 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bộ LĐ-TB&XH vừa có công văn gửi BHXH Việt Nam làm rõ một số nội dung vướng mắc trong thực hiện chính sách BHXH.
Theo đó, trước những vướng mắc về chế độ ốm đau, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, NLĐ mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày đủ điều kiện và hưởng chế độ ốm đau trước ngày 1/1/2016 thì vẫn thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 1/1/2016 (Khoản 8 Điều 123 Luật BHXH). Từ ngày 1/1/2016 trở đi, việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày (bao gồm cả trường hợp NLĐ đã chấm dứt hưởng chế độ trước ngày 1/1/2016 và từ ngày 1/1/2016 tiếp tục phát sinh thủ tục đề nghị hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày) thì việc giải quyết chế độ thực hiện theo quy định tại mục I Chương III Luật BHXH.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật BHXH, thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau của NLĐ được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Do đó, NLĐ làm việc vào ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần mà bị ốm đau thì không được giải quyết chế độ ốm đau đối với thời gian nghỉ ốm trùng vào ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần nhưng vẫn được giải quyết chế độ ốm đau đối với những ngày nghỉ việc vì ốm đau còn lại.
Đối với trường hợp NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ trong thời gian được xác định là thời gian nghỉ phép hằng năm thì thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ LĐ-TB&XH.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật BHXH thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Riêng đối với trường hợp NLĐ mới bắt đầu làm việc hoặc NLĐ trước đó đã có thời gian đóng BHXH, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng tính theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng đó.
Về chế độ thai sản: Việc xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với NLĐ nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thực hiện như quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 59/2015/BLĐTBXH về việc xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Lao động nữ sinh con tại nước ngoài hoặc phải nghỉ việc điều trị, dưỡng thai ở nước ngoài thì việc giải quyết chế độ thai sản thực hiện theo quy định của pháp luật về BHXH khi đủ điều kiện và nộp đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 101 Luật BHXH cho cơ quan BHXH.
Luật BHXH năm 2014 không có quy định không giải quyết trợ cấp một lần khi NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi trong trường hợp trước đó lao động nữ (người mẹ) đã hưởng trợ cấp một lần khi sinh con. Do vậy, NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi nhưng trước đó người mẹ đã hưởng trợ cấp một lần khi sinh con thì NLĐ nhận nuôi con nuôi đủ điều kiện vẫn được hưởng trợ cấp một lần khi nhận nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 38 Luật BHXH.
Về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: Khoảng thời gian 30 ngày theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 và Khoản 1 Điều 41 Luật BHXH là khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày hết thời hạn được hưởng chế độ ốm đau, thai sản mà sức khỏe của NLĐ chưa phục hồi.
Tạp chí Bảo hiểm xã hội
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số