Nhiều vướng mắc trong thực hiện chính sách BHXH được làm rõ
07/12/2020 09:43 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bộ LĐ-TB&XH vừa có Công văn 4694/LĐTBXH-BHXH gửi BHXH Việt Nam làm rõ một số nội dung vướng mắc trong thực hiện chính sách BHXH.
Theo đó, về chế độ tử tuất, thời điểm xem xét tuổi đối với thân nhân của NLĐ theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 Luật BHXH là kết thúc ngày cuối cùng của tháng NLĐ chết. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà NLĐ chết hoặc tháng con được sinh ra theo quy định tại Khoản 3 Điều 68 Luật BHXH.
Về cách xác định phụ cấp khu vực để tính hưởng trợ cấp khu vực một lần đối với NLĐ có thời gian công tác trước năm 1985 tại các tỉnh phía Nam từ Quảng Trị trở vào, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị thực hiện theo Công văn số 3714/LĐTBXH-BHXH ngày 25/9/2020 của Bộ LĐ-TB&XH gửi Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam. Cụ thể, theo quy định Luật BHXH năm 2006, từ ngày 1/1/2007, tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ tham gia BHXH bắt buộc không bao gồm phụ cấp khu vực, những người hưởng lương hưu hoặc hưởng BHXH một lần hoặc thân nhân người chết kể từ ngày 1/1/2007 trở đi sẽ không được hưởng phụ cấp khu vực trong lương hưu, trợ cấp BHXH.
Để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần hoặc thân nhân người chết kể từ ngày 1/1/2007 trở đi mà trước ngày 1/1/2007 đã có thời gian đóng BHXH bao gồm phụ cấp khu vực, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 4/12/2008, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/1/2009 (hiện nay được kế thừa quy định tại Thông tư số 59 và Thông tư liên tịch số 105/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 30/6/2016).
Đối với NLĐ nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần hoặc chết kể từ ngày 1/1/2007 trở đi mà trước ngày 1/1/2007 đã có thời gian đóng BHXH bao gồm phụ cấp khu vực thì ngoài lương hưu hoặc trợ cấp BHXH theo quy định còn được hưởng trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng BHXH. Mức trợ cấp một lần được tính theo thời gian, tỷ lệ đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, hệ số phụ cấp khu vực và mức tiền lương cơ sở tại thời điểm giải quyết. Việc xác định hệ số phụ cấp khu vực đối với thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 thì tính theo hệ số phụ cấp khu vực quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 5/1/2005.
NLĐ được giải quyết chế độ trợ cấp theo các Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002, Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 6/5/2010, Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010, Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ nhưng đã nộp lại khoản trợ cấp đã hưởng thì được tính cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng BHXH sau này để tính hưởng BHXH theo quy định tại Khoản 9 Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ và Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ.
Về mức tiền bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và trợ cấp tuất của các đối tượng quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được tính theo quy định tại Điều 62 Luật BHXH, Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH. Trường hợp NLĐ trước khi đi nước ngoài đang hưởng tiền lương do Nhà nước quy định có số năm cuối để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bao gồm cả thời gian đi làm việc ở nước ngoài thì tiền lương tháng đóng của thời gian đi làm việc ở nước ngoài được lấy theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm giải quyết để làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp BHXH.
Đối với các nội dung khác thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành khác như việc xác định nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền đối với trường hợp cách ly y tế; phẫu thuật thẩm mỹ; nghỉ việc để dưỡng thai do cơ sở KCB ở nước ngoài chỉ định; sinh con ở nước ngoài; điều trị IVF, điều trị UIU; các nội dung liên quan đến Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối vơi quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; việc xác định người định cư ở nước ngoài để làm căn cứ giải quyết hưởng BHXH một lần đối với NLĐ (mẫu thị thực)… đề nghị BHXH Việt Nam trao đổi với các bộ ngành Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao… để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Đối với các trường hợp nhận thấy có dấu hiệu lợi dụng chính sách để trục lợi BHXH, đề nghị cơ quan BHXH thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện thanh kiểm tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với các vướng mắc, kiến nghị của BHXH Việt Nam liên quan đến các quy định Luật BHXH và các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ LĐ-TB&XH ghi nhận để nghiên cứu trao đổi trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Tạp chí Bảo hiểm xã hội
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số