Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT ngày 08/12/2020
08/12/2020 01:20 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Nhằm kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin, giải đáp thắc mắc của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến với bạn đọc về chính sách BHXH, BHYT trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam từ 9h00 đến 11h00 sáng 08/12/2020.
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh tặng hoa khách mời, chuyên gia tham dự chương trình
Khách mời tham gia Chương trình giao lưu là đại diện lãnh đạo và các chuyên gia đến từ các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam: Ban Thực hiện chính sách BHXH, Ban Thực hiện chính sách BHYT; Ban Quản lý Thu - Sổ, thẻ; Trung tâm dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng…
Bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chương trình qua địa chỉ hòm thư điện tử: lienhe@vss.gov.vn.
Dưới đây là nội dung chương trình giao lưu, bạn đọc vui lòng nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất:
Câu 82. Bạn đọc có địa chỉ email Nguyễn Trúchr@maviet.com.vn hỏi:
Dear anh (chị), Em tên Trúc, hiện đang làm việc tại công ty Cổ Phần Thương mại Mã Việt. Theo giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp của em được đăng ký giấy phép lần đầu từ ngày 02/07/2012. Tuy nhiên, thời gian từ năm 2012 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nhiều và chỉ nhờ người nhà tham gia làm việc thời vụ để hỗ trợ trong những giai đoạn ngắn. Đến năm 2020 công ty mới sinh lời và phát triển. Công ty bắt đầu tuyển nhân sự từ tháng 8 và bắt đầu ký HĐLĐ xác định thời hạn chính thức với nhân viên từ ngày 01/10/2020. Số lượng nhân viên bắt đầu ký và đóng BHXH từ tháng 10 là 3 nhân viên, từ tháng 11 sẽ có thêm 2 nhân viên. Trong tháng này công ty sẽ làm hồ sơ khai báo lao động, đăng ký thang bảng lương và đóng BHXH. Vậy cơ quan BHXH cho em hỏi thủ tục để tham gia BHXH của công ty ngoài mẫu TK1-TS; TK3 -TS; D02-LT thì có cần bổ sung thêm văn bản giải trình gì không ạ? Có bị truy thu gì không ạ? Em cảm ơn
BHXH Việt Nam trả lời:
Hồ sơ đối với Đơn vị tham gia lần đầu
1. Thành phần hồ sơ
a) Đối với Người lao động:
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh.
b) Đối với Đơn vị sử dụng lao động (Doanh Nghiệp):
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS);
- Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03).
2. Số lượng hồ sơ: 1 bộ
* Đối với đơn vị đăng ký chậm so với giấy phép thành lập, có truy thu BHXH, BHYT, hồ sơ bổ sung: - Văn bản giải trình của đơn vị (mẫu D01b-TS); - Bảng thanh toán tiền lương, tiền công của đơn vị (bản sao); hợp đồng lao động (bản sao, 01 bản/người) tương ứng thời gian truy thu.
Câu 81. Bạn đọc có địa chỉ email thienvi297@gmail.com hỏi:
Tôi hiện đã nghỉ việc tại công ty và đã được trả sổ bảo hiểm. Tuy nhiên, vì đang mang thai nên tôi muốn tiếp tục đóng BHYT để có thể đỡ đần chi phí khi sinh. Hộ khẩu thường trú của tôi ở tỉnh Bình Thuận nhưng tôi có đăng ký tạm trú tạm vắng tại nơi tôi đang cư trú là q8 tp HCM. Tôi muốn hỏi tôi có thể thực hiện việc đăng ký BHYT tại cơ quan bảo hiểm tại q8 hay không, hay tôi phải về Bình thuận để đăng ký? Nếu có thì trình tự thủ tục của việc Đăng ký BHYT tự nguyện là như thế nào? Xin cảm ơn.
BHXH Việt Nam trả lời.
Theo Điều 8 Thông tư số 40/2015/TT-BYT về đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: “Người tham gia BHYT được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”. Do đó trong thời hạn thẻ bhyt của bạn còn giá trị sử dụng, nếu bạn có hộ khẩu ở Thành phố Cần Thơ thì được đổi nơi đăng ký KCB ban đầu vào cơ sở khám, chữa bệnh ở tuyến xã, tuyến huyện.
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình:
1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia BHYT theo quy định tại khoản 1 Điều này”.
Vì vậy, nếu bạn muốn gia hạn thẻ BHYT tại TP Cần Thơ thì phải cung cấp sổ tạm trú là đúng với quy định Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phát biểu tại buổi giao lưu trực tuyến
Câu 80. Bạn đọc có địa chỉ email thvhuy2001@gmail.com hỏi:
Tôi tham gia BHYT từ năm 2018 được cấp thẻ BHYT mã GD có nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là tại trạm y tế xã Tân Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (nơi có địa chỉ đăng ký thường trú). Vào tháng 8/2020 tôi được công an phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TPCT chấp thuận cho đăng ký tạm trú tại phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Sau khi nhận được sổ tạm trú, tôi đã liên hệ với Bộ phận một cửa của UBND huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long để điều chỉnh thông tin thẻ BHYT có nơi đăng ký khám chữa bênh ban đầu từ trạm y tế xã Tân Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long sang Trạm y tế phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, sau khi hồ sơ hoàn chỉnh tôi được chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu về Trạm y tế phường Hưng Lợi, Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Đến tháng 10/2020 là BHYT của tôi hết hạn, tôi liên hệ với bộ phận bảo hiểm xã (đại lý thu BHYT) phường Hưng Lợi để đăng lại BHYT nhưng cán bộ trả lời tôi là phải có sổ tạm trú để làm thủ tục lại và mới thu tiền. Như vậy, có đúng thủ tục chưa? Rất mong nhận được phản hồi từ quý Cơ quan. Trân trọng./.
Câu 79. Bạn đọc có địa chỉ email qn7979@gmail.com hỏi:
Tôi đã tham gia BHYT hộ gia đình dc liên tục 2 năm, giờ tôi muốn đóng luôn 3 năm tiếp theo để được hưởng 5 năm liên tục, vậy có dc không?
Tại Điểm d Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC quy định: “Từ ngày 01/01/2016, thẻ BHYT cấp cho người tham gia phải thể hiện thời gian tham gia liên tục trước đó theo tháng, tối đa là 60 tháng, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và Điểm i Khoản 3 Điều 1 Thông tư này. Thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng..”
Tại Khoản 6 Điều 15 Luật BHYT 2014 quy định phương thức đóng BHYT “Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng vào quỹ BHYT.”
Theo các quy định nêu trên thì việc bạn muốn đóng tiền tham gia BHYT hộ gia đình trước 3 năm để được hưởng quyền lời 5 năm liên tục là không có căn cứ.
Câu 78. Bạn đọc có địa chỉ email nguyenthutrangdt4@gmail.com hỏi:
Thưa a/c phụ trách , em có 1 thắc mắc mong được giải đáp ạ. Em có nghỉ khám thai 4 ngày: 11/09, 25/09, 08/10 và 14/10. Tuy nhiên ngày 11/09 và 25/09. Đã đến tháng rồi em chưa được thanh toán. A/c kiểm tra giúp em với ạ. Mã thẻ: DN4191916815635
Tại Điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định các loại giấy tờ phải có trong hồ sơ hưởng chế độ khám thai bao gồm:
- Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập;
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của người lao động.
Sau khi có đủ giấy tờ nêu trên, người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động hoặc trực tiếp nộp tại cơ quan BHXH.
Tại Khoản 4, Điều 5 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định thời hạn giải quyết hồ sơ và chi trả tiền khám thai cho người lao động như sau:
Đối với trường hợp do đơn vị sử dụng lao động đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Đối với trường hợp do người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Theo thông tin bạn cung cấp không đủ căn cứ để chúng tôi tra cứu, vì vậy đề nghị bạn liên hệ với đơn vị mà bạn trực tiếp nộp hồ sơ để biết thêm thông tin chi tiết.
Câu 77. Bạn đọc có địa chỉ email camtucau008@gmail.com hỏi:
Tôi muốn hỏi về thủ tục xin cấp lại sổ BHXH. Tôi đã đóng BHXH tại công ty có địa chỉ tại Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội từ tháng 12014 tới tháng 72015. Tuy nhiên tôi đã bị mất sổ bảo hiểm này và hiện nay không liên hệ lại với công ty được. Vì vậy tôi muốn xin cấp lại sổ để gộp sổ vào sổ mới mà tôi đang đóng BHXH. Tôi có thể liên hệ đến đơn vị nào để được hỗ trợ tôi trong trường hợp này. Tôi xin chân thành cảm ơn
Theo Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH và Khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định các trường hợp cấp lại sổ BHXH như sau:
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
b) Gộp sổ BHXH:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Tại Tiết c, Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH và Khoản Điều 33 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 bổ sung Tiết c Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 31 như sau: “Các trường hợp cấp lại, gộp sổ, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH: kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 27 và nộp hồ sơ như sau:
- Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH.
- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.”
Theo thông tin bạn cung cấp, trường hợp bạn hiện có 2 sổ BHXH và bị mất sổ. Vì vậy khi kê khai (mẫu TK1-TS) bạn kê khai đồng thời 02 nội dung đề nghị cấp lại sổ đồng thời hủy dồn sổ và nộp hồ sơ theo hướng trên.
Câu 76. Bạn đọc có địa chỉ email dungnguyen.ofm@gmail.com hỏi:
Tôi đã đóng BHYT tại bênh viện Hoàn Mỹ (Tp. HCM) từ 2018- nay. Hiện tại tôi sống tại Khánh Hòa. Vậy tôi có thể tiếp tục nộp tiền BHYT tại Khánh Hòa mà không cần vào Tp. HCM? Tôi có thể nộp trước tiền BHYT cho những năm tới không?
Vì vậy, nếu bạn muốn gia hạn thẻ BHYT tại Khánh Hòa thì phải cung cấp sổ hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú với cơ quan BHXH địa phương để được hướng dẫn gia hạn thẻ BHYT.
Vì vậy bạn chỉ được đóng tiền tham gia BHYT tối đa trước 12 tháng.
Câu 75. Bạn đọc có địa chỉ email vanthaitnmt@gmail.com hỏi:
E mnghỉ việc chấm dứt hợp đồng từ ngày 1 tháng 6 năm 2019 nhưng đến nay công ty cũ của em vẫn nợ bảo hiểm tháng 5 năm 2019. Vì vậy hiện tại sổ bảo hiểm của em vẫn chưa chốt được. Vậy cho em hỏi em muốn chốt sổ có được không?
Theo Điều 21 của Luật BHXH 2014 quy định: Khi chấm dứt hợp đồng lao động doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH và trả sổ BHXH cho người lao động.
Theo Điểm 1.2, Khoản 72 Điều 1 của Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020:
Đối với doanh nghiệp nợ tiền BHXH nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm:
- Đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
- Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
Như vậy, người lao động vẫn có thể được chốt sổ bảo hiểm khi doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH. Tuy nhiên, thực tế có trường hợp doanh nghiệp cố tình không đóng đủ tiền BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN dẫn đến ảnh hưởng đến việc xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm của người lao động.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động có quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính về hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
Câu 74. Bạn đọc có địa chỉ email hongngoccdbk@gmail.com hỏi:
Hiện tại em bị mất sổ bảo hiểm và có 2 số sổ BHXH cho em hỏi thủ tục cấp lại sổ và gộp sổ như thế nào ạ?
Câu 73. Bạn đọc có địa chỉ email lemyhuyen29@gmail.com hỏi:
Xin chào! Trước đó em có đi làm ở công ty đầu tiên đóng BHXH tại Long An khoảng 6 tháng, sau đó e nghỉ việc nhưng lại không rút sổ bảo hiểm về, sau đó một thời gian em đi làm tại Quận 1, HCM, và công ty tiếp tục đóng BHXH được 6 tháng rồi, và yêu cầu em nộp sổ. Em quay về công ty cũ hỏi thì báo không tìm thấy sổ, vậy em phải làm thế nào để được cấp lại sổ BHXH mới ạ. Em cảm ơn!
Câu 72. Bạn đọc có địa chỉ email pthanh@gmail.com hỏi:
Công ty tôi đăng ký trụ sở chính tại Quận 11, TP. Hồ Chí Minh và đang tham gia đóng BHXH cho nhân viên, nay chuyển trụ sở chính trên giấy ĐKKD sang quận Tân Phú. Cho hỏi tôi cần làm những thủ tục gì? Cảm ơn!
Sau khi công ty đã thay đổi giấy phép kinh doanh chuyển địa điểm trụ sở thì công ty cần làm những thủ tục hồ sơ chuyển nơi đăng lý tham gia bảo hiểm sang cơ quan BHXH nơi đặt trụ sở mới.
Bước 1: Chuyển BHXH tại cơ quan BHXH nơi chuyển đi
Báo giảm BHXH
Doanh nghiệp phải làm hồ sơ 600a báo giảm tất cả lao động đang tham gia nộp hồ sơ điện tử. Sau khi báo giảm xong hãy liên hệ người quản lý thu để xác nhận công nợ để thanh toán cho BHXH. Sau khi thanh toán công nợ cho BHXH xong Doanh Nghiệp tiếp tục nộp hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH chậm nhất ngày 15 của tháng cuối cùng trước khi chuyển đi.
– Thành phần hồ sơ
Quyết định/Văn bản chuyển quận của đơn vị, Giấy Phép Kinh Doanh mới bản sao (1 bản).
Hồ sơ 600a lúc đầu mình đã báo giảm qua điện tử bây giờ mình in ra ký đóng dấu để gửi BHXH
Sổ BHXH để làm chốt sổ cho nhân viên.
– Số lượng: 01 bộ
– Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ báo giảm của Công ty.
Bước 2: Chuyển BHXH tại cơ quan BHXH nơi chuyển đến
Báo tăng BHXH, BHYT, BHTN đối với cơ quan BHXH nơi chuyển đến
* Thành phần hồ sơ:
+ Thông báo chuyển địa điểm
+ Biên bản chuyển địa bàn quản lý BHXH
+ Tổng hợp danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT.
+ Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (mẫu C12_TS).
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (mẫu số TK3-TS, 1 bản).
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu số TK1-TS, 1bản/người).
– Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh/hoạt động (bản sao có chứng thực)
– Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (mẫu D02-TS, 1 bản)
– Phiếu giao nhận hồ sơ đăng ký BHXH, BHYT bắt buộc (mẫu 101, 02 bản)
* Số lượng: 01 bộ
* Nơi nộp: Nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi trụ sở công ty bạn vừa chuyển đến.
Lưu ý:
Trong vòng 4 ngày kể từ ngày nhận thông báo chấp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH đơn vị phải chuyển ngay số tiền tham gia BHXH, BHYT, BHTN tháng đầu tiên để cơ quan làm căn cứ cấp thẻ BHYT kịp thời cho người lao động.
Nếu nộp hồ sơ và nhận kết quả qua bưu điện thì thời hạn giải quyết hồ sơ sẽ cộng thêm 2 ngày cho mỗi lượt.
Câu 71. Bạn đọc có địa chỉ email cunv@sgdbinhduong.edu.vn hỏi:
Ngày 08/08/2017, BHXH Việt Nam ban hành Công văn 3340/BHXH-ST hướng dẫn chi tiết về việc cấp sổ BHXH và thẻ BHYT theo mã số BHXH. Đồng thời ngoài việc sử dụng mã số BHXH in trên thẻ BHYT thì dãy mã thẻ BHYT còn bao gồm đầy đủ thông tin về nhóm đối tượng, mức hưởng quyền lợi BHYT của người tham gia BHYT.
Theo đó, mã số ghi trên thẻ BHYT gồm 15 ký tự, trong đó:
10 ký tự cuối là mã số BHXH duy nhất của mỗi người trong suốt quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hiểm tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp.
5 ký tự đầu của mã thẻ BHYT sẽ thay đổi khi có sự điều chỉnh về nhóm tham gia, mức quyền lợi hưởng BHYT tương ứng của người tham gia BHYT.
Cụ thể, mã số thẻ sẽ được chia thành 4 ô như sau:
Hai ký tự đầu (ô 1): Ký hiệu bằng chữ là mã đối tượng tham gia BHYT.
Ký tự tiếp theo (ô thứ 2): Được ký hiệu bằng số là mức hưởng BHYT từ 1 đến 5.
2 ký tự tiếp theo (ô thứ 3): Được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT.
10 ký tự cuối (ô thứ 4): là mã số BHXH.
Theo thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên chúng tôi không thể tra cứu mã thẻ BHYT cho con bạn được, tuy nhiên con bạn có mã số BHXH là 7424778075 thì chắc chắn mã thẻ BHYT sẽ có 10 ký tự cuối chính là dãy số 7424778075, còn lại 5 ký tự đầu của thẻ BHYT là mã đối tượng, mã quyền lời và mã địa phương như chúng tôi đã giải thích ở trên.
Câu 70. Bạn đọc có địa chỉ email xuanthiencct10a@gmail.com hỏi:
Tôi được công ty đóng BHXH, sau khi nghỉ việc thì thẻ BHYT tôi hết hạn, sau đó tôi có mua BHYT theo hộ GD, cùng thời gian này thì tôi được hưởng BHTN, xong 3 tháng BHTN thì BHYT tôi mua trước đó có còn giá trị sử dụng không? Sao trên web không cập nhật? Mong dc phản hồi sớm.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP bạn là người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn thuộc đối tượng tham gia BHYT do tổ chức BHXH đóng.
Mặt khác, căn cứ theo Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình
2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia BHYT theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ được cấp thẻ BHYT do cơ quan BHXH đóng. Khi đã tham gia BHYT theo nhóm do cơ quan BHXH đóng thì sẽ không thể tham gia BHYT tự nguyện theo hình thức hộ gia đình.
Đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn, tại thời điểm bạn hưởng trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH sẽ báo giảm cắt thẻ BHYT hộ gia đình mà bạn đã tham gia trước đó để cấp thẻ BHYT thất nghiệp do cơ quan BHXH đóng. Khi cắt thẻ BHYT hộ gia đình thì cơ quan BHXH sẽ thông báo đến người lao động biết để quay về đại lý nhận lại tiền thoái trả BHYT hộ gia đình. Nếu bạn chưa nhận tiền thoái trả thì liên hệ cơ quan BHXH để được tính lại. Khi bạn hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu tiếp tục tham gia BHYT hộ gia đình thì cơ quan BHXH sẽ phục hồi thời gian tham gia BHYT hộ gia đình từ tháng kế tiếp.
Câu 69. Bạn đọc có địa chỉ email Amy@qve.com.vn hỏi:
Em muốn nhờ anh chị tra cứu hộ em quá trình tham gia BHXH và em muốn biết sổ BHXH của em đã được chốt chưa do em đã nghỉ ở công ty cũ (công ty TNHH Alcamax). Thông tin sổ BHXH: Hồ Bảo Ngọc. sinh ngày 10/07/1996. ở tại: Mỹ Trường, Mỹ Phước, Tân Phước, Tiền Giang. Số Hộ chiếu 312268441. Mã sổ: 8222232677.
Muốn tra cứu quá trình tham gia BHXH bạn phải thực hiện các bước sau:
1. Đăng ký số điện thoại cá nhân với cơ quan BHXH bằng cách kê khai thông tin, số điện thoại vào "Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)", với cơ quan BHXH nơi đơn vị đóng BHXH để nhận mã OTP qua điện thoại.
2. Truy cập địa chỉ:
<a href="https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx" title="Tra cứu quá trình tham gia BHXH" target="_blank">Tra cứu quá trình tham gia BHXH</a>
Điền đầy đủ thông tin và xem kết quả.
Trường hợp của bạn chưa nhận được mã OTP do chưa đăng ký số điện thoại cá nhân với cơ quan BHXH. Do đó bạn thực hiện các bước theo hướng dẫn trên.
Ngoài ra, ngày 16/11/2020 BHXH Việt Nam vừa khai trương phần mềm VssID – BHXH số nhằm:
Đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH gần nhất để được hướng dẫn cài đặt và cách sử dụng phần mềm VssID.
Câu 68. Bạn đọc có địa chỉ email loinv.tpm@gmail.com hỏi:
Năm 2008 tôi có làm việc tại Công ty CPKT Prima, tham gia đóng BHXH tại BHXH Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Hiện tại công ty đã giải thể và cấp sổ BHXH cho tôi. Hiện tại tôi bị đánh mất sổ, tôi muốn hỏi thủ tục làm lại sổ và đăng kí sổ điện thoại để kiểm tra quá trình đóng.
Cấp lại sổ BHXH do mất, bổ sung số Chứng minh thư:
Kê khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Người đang làm việc nộp cho công ty nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH quản lý nơi công ty đó.
Câu 67. Bạn đọc có địa chỉ thainhithd@gmail.com hỏi:
Em muốn xin cấp lại BHYT do BHYT của em đã bị cũ rách trong khi vẫn còn thời hạn sử dụng. Cho em hỏi e phải đến đâu, làm thủ tục như thế nào và mất bao nhiêu phí để được cấp lại BHYT ạ?
Để được cấp lại thẻ BHYT bị mất hoặc bị hỏng đề nghị bạn kê khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Nếu bạn đang đi làm tại công ty thì nộp cho công ty hiện đang quản lý bạn để công ty lập Bảng kê thông tin (Mẫu D01 -TS) nộp cho cơ quan BHXH nơi công ty đang tham gia BHXH.
Nếu bạn tham gia BHYT hộ gia đình hoặc đối tượng khác không chịu sự quản lý của đơn vị nào thì nộp trực tiếp hồ sơ cho cơ quan BHXH địa phương nơi cư trú.
Thời hạn cấp lại thẻ:
Theo khoản 2, Điều 30 Quyết định 595/BHXH có hiệu lực từ ngày 01/5/2017 nêu rõ thời hạn cấp thẻ BHYT:
- Trường hợp không thay đổi thông tin: Nhận lại thẻ BHT trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp thay đổi thông tin: Nhận lại thẻ BHYT không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Như vậy, bạn có thể được cấp lại thẻ BHYT do bị mất, hỏng ngay trong ngày khi nộp đủ hồ sơ và không mất bất cứ khoản chi phí nào.
Câu 66: Bạn đọc có địa chỉ email pharmloi22@gmail.com hỏi:
Tôi bị TNLĐ tại cơ quan và được cơ quan ra biên bản điều tra TNLĐ và đã giám định y khoa tỉnh kết luận tỷ lệ thương tật 25 phần trăm. Tôi đã nộp đầy đủ thủ tục cho cơ quan BHXH nhưng đã được cơ quan bhxh trả lời chưa đủ cơ sở để giải quyết chế độ vì biên bản được lập quá thời gian quy định khi xãy ra tai nạn là 7 ngày. Do cơ quan lần đầu làm thủ tục trên nên k nắm rõ qui định trên. Vậy xin quý cơ quan cho hỏi để đủ cơ sỏ giải quyết chế độ thì tôi cần phải làm thủ gì thêm không?
Điều 57 Luật An toàn vệ sinh lao động quy định về hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ, bao gồm:
1. Sổ BHXH.
2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do BHXH Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
BHXH Việt Nam thông tin đến Bạn quy định của pháp luật về thành phần hồ sơ đối với người bị tai nạn lao động để Bạn được biết. Trường hợp cơ quan BHXH nơi Bạn nộp hồ sơ yêu cầu Bạn bổ sung thành phần hồ sơ không thuộc quy định nêu trên, đề nghị Bạn cung cấp thêm thông tin (cơ quan BHXH nơi Bạn nộp hồ sơ, họ và tên, mã số BHXH của Bạn và đơn vị nơi Bạn đang công tác) để BHXH Việt Nam có căn cứ xem xét, trả lời cụ thể./.
Câu 65: Bạn đọc có địa chỉ email anhltn1993@gmail.com hỏi:
Tôi có làm hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh A, ngày hen trả kết quả là ngày 14,15,16 tháng 8-2020. Do phải chuyển đến tỉnh B và không có điều kiện trở lại tỉnh A trong thời gian cần nhận trợ cấp, tôi có đến TTDVVL tỉnh A để hỏi về việc hủy hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh A và làm hồ sơ mới tại tỉnh B. Tôi được tư vấn đợi đến hết ngày 16-8-2020, sau ngày này hồ sơ của tôi tự động hủy và tôi có thể làm hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh B sau ngày 16-8-2020. Như vậy có đúng không
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) theo quy định có nhu cầu thì được chuyển nơi hưởng TCTN. Như vậy, trường hợp của Bạn đang trong thời gian chờ giải quyết hưởng TCTN nên không thể làm thủ tục chuyển nơi hưởng TCTN theo quy định.
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 28/2015/TT-LĐTBXH thì trường hợp Bạn trong thời gian chờ giải quyết hưởng TCTN mà muốn chuyển nhận TCTN tại tỉnh khác thì Bạn có thể trực tiếp nộp đơn đề nghị không hưởng TCTN cho trung tâm DVVL để nhận lại hồ sơ đề nghị hưởng TCTN và bạn nộp lại hồ sơ tại nơi bạn muốn chuyển đến nhận trợ cấp hoặc bạn có thể đợi đến hết ngày 16/8/2020, sau ngày này hồ sơ của Bạn tự động hủy theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP. Bạn đến nhận lại hồ sơ đề nghị hưởng cùng quyết định hủy hưởng TCTN sau 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng để nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN tại tỉnh B.
Câu 64: Bạn đọc có địa chỉ email chienpham556@gmail.com gửi câu hỏi:
Trong năm này BHXH Việt Nam gửi nhiều tin nhắn đến số điện thoại của tôi thông báo quá trình đi khám và đề nghị BHXH Việt Nam thanh toán.Vấn đề tôi muốn BHXH Việt Nam giải đáp là tôi không hề đi khám và cái địa chỉ người đi khám mà BHXH Việt Nam thông báo về tin nhắn cho tôi là ở trong Bà Rịa - Vũng Tàu.Vậy tôi kính đề nghị BHXH Việt Nam xem xét lại dùm tôi xem là đăng ký nhầm số điện thoại hay có người nào dùng thẻ BHYT của tôi. Trân trọng!
Xin cảm ơn thông tin của Bạn. Để xác định vấn đề có người khác sử dụng thẻ BHYT của bạn đi KCB không hay do người tham gia BHYT đăng ký số điện thoại nhận thông tin chưa đúng, đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi gần nhất hoặc cung cấp thông tin (số điện thoại, mã thẻ BHYT) qua số tổng đài 19009068 để cơ quan BHXH kiểm tra và xác minh lại vấn đề.
Câu 63: Bạn đọc có địa chỉ email trantrithuc0101@gmail.com hỏi:
Em hiện đang là sinh viên của Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ, BHYT của em và các bạn đăng kí mua ở Trường hiện có nơi đăng kí khám chữa bệnh là Bệnh viện Đa khoa Tâm Minh Đức, em muốn thay đổi nơi đăng kí khám chữa bệnh sang Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ hoặc Bệnh viện Đa khoa của thành phố Cần Thơ có được không? vì em có hộ khẩu tại quận Ninh Kiều, nếu được thì thủ tục thực hiện ở đâu và trong bao lâu?
Xin cảm ơn.
Theo quy định về đăng ký KCB BHYT ban đầu tại Thông tư số 40/2015/TT-BYT, Bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến TW chỉ nhận đăng ký KCB ban đầu đối với một số nhóm đối tượng đặc biệt theo quy định của BYT hoặc trong các trường hợp sau
- Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở KCB ban đầu tuyến xã hoặc tuyến huyện hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc KCB ban đầu cho người tham BHYT;
- Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB tuyến tỉnh hoặc tuyến Trung ương. Nếu được Sở Y tế và BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép.
Do đó, Em có thể đề nghị Nhà trường cung cấp danh sách các cơ sở KCB nhận đăng lý KCB ban đầu để lựa chọn nơi đăng ký ban đầu phù hợp theo quy định. Trường hợp muốn đổi nơi đăng ký ban đầu, Em có thể liên hệ với cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ BHYT của Em để được hướng dẫn giải quyết.
Câu 62: Bạn đọc có địa chỉ email Nnbt021012gmail.com hỏi:
Cho tôi hỏi, khi bệnh nhân trong thời gian được cách ly theo dõi covid, bệnh nhân có triệu chứng sốt nên nhập viện điều trị, và chưa trình được thẻ BHYT, bệnh nhân chỉ đọc được số thẻ cho cơ quan y tế, khi cơ quan tra số thẻ trên cổng và được cổng điên tử báo có số thẻ trên, cơ quan có được cho bệnh nhân nằm viện hưởng BHYT không?
Chào bạn, trường hợp của Bạn nếu đang phải thực hiện cách ly Covid-19 cần phải nhập viện khám và điều trị, việc thanh toán sẽ được thực hiện như sau:
+ Trường hợp được chẩn đoán xác định mắc Covid19(xét nghiệm covid dương tính), chi phí điều trị covid sẽ do ngân sách nhà nước chi trả. Nếu bạn mắc các bệnh khác, cần điều trị sẽ được quỹ BHYT thanh toán, trường hợp này bạn có thể xuất trình thẻ BHYT trước khi ra viện.
+ Trường hợp bạn KCB mà chưa được hưởng chế độ BHYT do đang cách ly theo dõi covid, sau đợt điều trị bạn mang toàn bộ hồ sơ chứng từ cần thiết đến cơ quan BHXH nơi sinh sống để được thanh toán trưc tiếp.
Câu 61: Bạn đọc có địa chỉ email vantrangpt3@gmail.com hỏi:
Em làm việc ở công ty Sun Kuan có địa chỉ là 129B1 Lý Chiêu Hoàng Phường 10 Quận 6 trong 18 năm, từ 1991 đến khi công ty giải thể vào năm 2009. Một năm sau, BHXH đã chi trả toàn bộ tiền và em đã rút hết trong một lần. Sau đó em tiếp tục làm tại công ty Jia Hsin, địa chỉ tại: D1-D6 KCN Cầu Tràm-Cần Đước-Long An (thực chất là công ty Sun Kuan cũ sau khi giải thể đã đổi thành tên này) từ khoảng tháng 7/2009 và em đã làm đơn xin nghỉ việc sau một tháng. Như vậy em đã nghỉ việc được 11 năm, tuy nhiên vào ngày 4/11/2020 thì em nhận được tin nhắn từ BHXH VN với nội dung như sau: "Kính gửi bà Phạm Thị Vân Trang (mã số BHXH: 8009012420), Công ty TNHH Jia Hsin đã ngừng đóng BHXH cho Bà từ tháng 09/2020. Nếu có vướng mắc, đề nghị Bà liên hệ với đơn vị để được làm rõ." Như vậy là có ý nghĩa ra sao vậy ạ? ... Sau khi nghỉ việc, em đã mua BHYT tự nguyện tai địa phương từ tháng 11/2010 với mã số là "GD 4 79 8009012420". Em đã tra cứu trực tuyến mã số BHXH và thấy thẻ vẫn hợp lệ, có giá trị sử dụng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020. Xin BHXH giải đáp giúp em ạ. Em cảm ơn rất nhiều.
Với mã số BHXH bạn cung cấp 8009012420, cơ quan BHXH tra cứu trên hệ thống và trả lời bạn như sau:
Bạn tham gia BHXH tại đơn vị Jia Hsin vào tháng 6/2009, tới tháng 7/2009, đơn vị báo nghỉ không lương đối với trường hợp của bạn (chưa báo giảm hẳn trên hệ thống). Đến tháng 9/2020 đơn vị Jia Hsin mới làm thủ tục ngừng giao dịch với cơ quan BHXH và làm thủ tục giảm toàn bộ lao động của đơn vị. Tin nhắn bạn nhận được là do hệ thống tự động thông báo khi có phát sinh (tăng hoặc giảm) của đơn vị.
Đối với thẻ BHYT hộ gia đình của bạn thì bạn tham gia liên tục từ 01/01/2016 đến 31/12/2020.
Câu 60: Bạn đọc có địa chỉ email flowersngoc@gmail.com hỏi:
Nhà tôi có 4 người. Ba mẹ tôi mua đã gia hạn thẻ BHYT từ tháng 10 và đã nộp tiền nguoi thứ nhất 100, người thứ hai 70, anh tôi mua gia hạn tháng 11 được tính 60. Còn tôi do thẻ BHYT hết hạn từ tháng 3 nên giữa tháng 11 mua thì nhân viên bưu điện thu 804.000đ có đúng không?
Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT quy định việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình được thực hiện khi các thành viên trong hộ gia đình cùng tham gia BHYT trong năm tài chính.
Như vậy nếu trong năm tài chính 2020, bố mẹ bạn tham gia BHYT hộ gia đình và nộp tiền trong tháng 10/2020 sẽ là người thứ nhất và người thứ 2 tham gia trong năm 2020 với mức đóng lần lượt là 100% và 70% (của 4,5% mức lương cơ sở). Anh trai bạn gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình tháng 11/2020 sẽ được xác định là người thứ 3 tham gia trong năm 2020 với mức đóng là 60%, cũng trong tháng 11/2020 bạn gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình thì bạn sẽ được xác định là người thứ 4 tham gia BHYT hộ gia đình trong năm 2020 với mức đóng là 50%.
Đề nghị bạn liên hệ với Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH để được hỗ trợ, giải
quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Câu 59: Bạn đọc có địa chỉ email tranphuonganh2311983@gmail.com hỏi:
Em đóng BHXH từ tháng 3 năm 2019. Tháng 6 năm 2020 em xin nghỉ thai sản và sinh bé ngày 9/6/2020. Em đã nộp giấy tờ và nhận được quyết định hưởng chế độ thai sản. Xong đến nay em vẫn chưa nhận được tiền chi trả chế độ thai sản. Em có hỏi BHXH nơi em đóng. Bên BHXH nói công ty mới đóng hết bảo hiểm tháng 4 năm 2020. Khi nào công ty đóng hết tháng 5 năm 2020 thì cơ quan BHXH mới thanh toán tiền cho em. Giờ em đã nghỉ hết 6 tháng theo chế độ thai sản. Hiện tại công ty cũng không có việc, bản thân sức khoẻ em cũng không tốt nên công ty đã cho em nghỉ việc và dừng đóng BHXH của em. Vậy em có chốt sổ BHXH để làm trợ cấp thất nghiệp được không. Còn trợ cấp thai sản cơ quan BHXH có chi trả cho em không, hay công ty phải đóng hết BHXH thì em mới được chi trả. Nếu công ty vẫn không đóng thì cá nhân người lao động phải làm như thế nào trong khi trợ cấp thai sản là quyền lợi của người lao động?
Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp của Bạn sinh con nhưng Công ty đang nợ tiền đóng BHXH, Bạn có thể yêu cầu Công ty đóng đủ BHXH cho trường hợp của Bạn để kịp thời giải quyết chế độ thai sản cho Bạn. Trường hợp Công ty không thực hiện đúng trách nhiệm về đóng BHXH, Bạn có thể kiến nghị đến Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để được giải quyết theo quy định.
Câu 58. Bạn đọc có địa chỉ email ngocthuy2@gmail.com hỏi:
Tôi đăng kí BHYT ở bệnh viện huyện Hoài Đức, hộ khẩu xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức. Tôi đi khám và xin cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH ở TYT xã An Khánh, huyện Hoài Đức được không?
Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định: Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điểm c khoản 5 Điều 26 Thông tư số 56/2017/TT-BYT quy định: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký sử dụng trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Trường hợp Bạn đi khám chữa bệnh ở Trung tâm Y tế xã An Khánh và Trung tâm Y tế xã An Khánh đã thực hiện việc đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký sử dụng trên Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH với cơ quan BHXH theo quy định nêu trên thì Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do Trung tâm Y tế xã An Khánh cấp cho Bạn theo đúng quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT đủ căn cứ để giải quyết hưởng chế độ BHXH cho Bạn.
Câu 57: Bạn đọc có địa chỉ email koootest1@gmail.com hỏi:
Nhờ anh(chị) giải đáp giúp em: tay em bị mụn cóc do virus muốn cắt bỏ thì có nằm trong danh mục bảo hiểm không? Nếu không cắt bỏ mà dùng thuốc thì cũng nằm trong danh mục bảo hiểm? Em cảm ơn
Chào bạn, trường hợp của Bạn nếu bạn được bác sỹ chẩn đoán mắc Mụn cóc do virus và có chỉ định điều trị như dung thuốc hoặc cắt hoặc đốt mụn cóc, bạn sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB phát sinh. Hiện nay danh mục thuốc thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT có đầy đủ các nhóm thuốc điều trị cho bệnh này, Cơ sở KCB có trách nhiệm cấp thuốc điều trị thuộc danh mục quỹ BHYT chi trả.
Câu 56: Bạn đọc có địa chỉ email hoaian010195@gmail.com hỏi:
Tôi là viên chức thuộc một trường đại học tại Việt Nam. Hiện nay, tôi đang được nhà trường cử đi học tập tại nước ngoài. Tuy nhiên hiện tại tôi đã chấm dứt việc học và không có hợp đồng lao động tại nước ngoài, và Nhà Trường đã cho tôi thôi việc, ngưng đóng bảo hiểm xã hội. => Trạng thái của tôi hiện tại là THẤT NGHIỆP. Hiện tại tôi muốn quay về Việt Nam nhưng không thể vì không có các chuyến bay thương mại. Xin hỏi: trong tình huống của tôi là đang bị kẹt tại nước ngoài, tôi có thể nhờ người thân nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp được không? Vì quy định là chỉ xét trong 3 tháng kể từ ngày thất nghiệp, nhưng trong tình huống đặc biệt dịch covid thì có thay đổi gì không, vì thời gian để có các chuyến bay thương mại về Việt Nam là lâu hơn 3 tháng?
Khoản 2 Mục III Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 quy định: “Cho phép người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện...) trong thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn”. Do đó, trường hợp của Bạn có thể nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp thông qua đường bưu điện để đảm bảo thời hạn theo quy định.
Câu 55: Bạn đọc có địa chỉ email trieuhuong.uct@gmail.com hỏi:
Em làm việc tại công ty từ tháng 12/2016, tháng 1/2017 công ty bắt đầu đóng bảo hiểm cho em. Công ty gặp khó khăn và bắt đầu nợ bảo hiểm từ tháng 5/2019. Số sổ bảo hiểm của em là 0111116724. Em sinh con ngày 22-6-2019. Như vậy theo luật em đã đóng đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh, em đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, vậy tại sao đến giờ em vẫn chưa được giải quyết chế độ thai sản. Em gọi điện đến bảo hiểm quận Thanh Xuân họ yêu cầu công ty phải đóng hết bảo hiểm thì em mới được giải quyết chế độ thai sản. Mong Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời giúp em.
Tại khoản 2 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Tại khoản 1 Điều 101 Luật BHXH quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai.
Tại khoản 72 Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 của BHXH Việt Nam sửa đổi, bổ sung điểm 1.2 khoản 1 Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT như sau: “Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.”
Trường hợp của Bạn nếu đóng BHXH đủ 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh, Bạn đề nghị đơn vị nơi Bạn đang công tác thực hiện đúng theo quy định về đóng BHXH tại khoản 72 Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH nêu trên, đồng thời nộp hồ sơ đến cơ quan BHXH để được xem xét, giải quyết theo quy định.
Câu 54: Bạn đọc có địa chỉ email: lamtung622@gmail.com hỏi:
Từ tháng 8 năm 2000 đến tháng 2 năm 2011, tôi có công tác tại một công ty may. Trên sổ bảo hiểm của tôi có ghi chức danh là "công nhân vận hành máy may công nghiệp". Tiếp đó, từ tháng 3 năm 2011 đến nay, tôi chuyển công tác qua một công ty may khác, nhưng trên sổ bảo hiểm của tôi chỉ ghi chức danh là " công nhân may công nghiệp " Cho tôi hỏi là điều này có ảnh hưởng gì đến chế độ hưu trí của tôi khi tôi về hưu hay không ? Xin chân thành cảm ơn.
Theo quy định của pháp luật về BHXH, người lao động có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành sẽ được hưởng lương hưu ở độ tuổi thấp hơn. Việc xác định nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để xác định điều kiện hưởng chế độ hưu trí phải căn cứ vào Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Theo quy định tại Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nghề, công việc “may công nghiệp” được xếp điều kiện lao động loại IV. Ngoài ra, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực dệt may được quy định cụ thể tại Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996, Quyết định số 1152/2003/QĐ-LĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
BHXH Việt Nam cung cấp thông tin để Bạn tham khảo và đối chiếu vào trường hợp cụ thể của Bạn để thực hiện.
Câu 53: Bạn đọc có địa chỉ email dcnhatthong@gmail.com hỏi:
Hiện tại, em là Sinh viên năm 2 mà đang thực tập và mắc kẹt tại Đài Loan từ đầu tháng 9 đến nay. Em đã tham gia BHYT tại Việt Nam có ghi đủ 5 năm liên tục và không có bảo hiểm tại Đài Loan do diện học bổng. Cho em hỏi trường hợp của em sẽ giải quyết như thế nào, nếu: 1. Em khám, xét nghiệm và chữa bệnh tại Đài Loan. (Chi phí, cách giải quyết cho trường hợp âm tính và dương tính) 2. Em khám, xét nghiệm và chữa bệnh tại Việt Nam. (Chi phí, cách giải quyết cho trường hợp âm tính và dương tính) 3. Chi phí xét nghiệm RT-PCR tại 2 đầu Đài Loan và Việt Nam. Em cảm ơn.
Chào em, BHXH Việt Nam trả lời các thắc mắc của em như sau:
Về việc thanh toán chi phí KCB theo chế độ BHYT nếu em phải KCB tại Đài Loan: theo quy định hiện hành của Việt Nam, chi phí KCB tại nước ngoài không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.
Trường hợp em về nước KCB tại Việt Nam.
Khám, điều trị Covid 19: do Em thuộc đối tượng cách ly y tế bắt buộc nên chi phí xét nghiệm chẩn đoán SAR-CoV2, cũng như chi phí điều trị bệnh Covid 19 (nếu được chẩn đoán mắc bệnh) thuộc phạm vi chi trả của Ngân sách nhà nước.
Trường hợp Em mắc các bệnh khác trong quá trình cách lý, điều trị Covid19, phần chi phí KCB các bệnh khác đó sẽ do quỹ BHYT chi trả, nếu thẻ BHYT của Em còn giá trị sử dụng.
CP xét nghiệm RT-PCR của Em khi thực hiện tại Đài Loan sẽ thực hiện theo quy định của Đài Loan, không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT. Chi phí xét nghiệm RT-PCR tại Việt Nam đã trả lời ở trên.
Câu 52. Bạn đọc của địa chỉ email: phuong231107@gmail.com hỏi:
Tôi nhập ngũ tháng 02/1985 - 9/1986 là chiến sỹ thuộc trung đoàn đóng tại tỉnh Hà Tuyên cũ, từ 10/1986-3/1989 là học viên trường TH quân y I - tổng cục Hậu cần - Bộ CHQS tỉnh Hà Tuyên. từ 4/1989 đến 6/2012, tôi làm y sỹ thuộc bộ chỉ huy QS tỉnh Tuyên Quang trên địa bàn các Huyện Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dương. Đến 6/2012, tôi là thiếu tá, y sỹ bộ CH QS huyện Sơn Dương - Tuyên Quang, về nghỉ chế độ hưu trí. Vậy tôi có được đổi mã quyền lợi thẻ BHYT từ HT3 về HT2 theo QĐ 146 không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Pháp lệnh cựu chiến binh thì Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là đối tượng Cựu chiến binh.
Như vậy, Ông là Thiếu tá nghỉ hưu thuộc trường hợp nêu trên nên Ông sẽ được đổi mã thẻ BHYT từ HT3 sang HT2. Đề nghị ông liên hệ với cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT để được hướng dẫn và giải quyết theo quy định.
Câu 51: Bạn đọc Nguyễn Thị Ngọc Phương hỏi:
Tôi làm việc ở công ty từ năm 2008 tới nay, nhưng công ty chỉ đóng BHXH cho tôi tới năm 2016, giờ tôi xin nghỉ, tôi muốn hỏi, có thể chốt sổ tới năm 2016 không?
Trả lời:
Căn cứ quy định tại Luật BHXH năm 2014, khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động. Do vậy, trường hợp của bạn doanh nghiệp đóng tiền BHXH từ năm 2008 tới năm 2016 thì cơ quan BHXH có trách nhiệm xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định. Bạn đề nghị doanh nghiệp đóng đủ số tiền chậm đóng (nợ) BHXH và tiền lãi từ năm 2017 đến nay để cơ quan BHXH xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH đối với bạn làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp cố tình không đóng BHXH đối với thời gian còn thiếu của người lao động, bạn có thể kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước về lao động, hoặc cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp hoạt động và tham gia BHXH cho người lao động để tiến hành thanh tra, xử lý vi phạm và yêu cầu khắc phục hậu quả vi phạm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và cho bạn theo đúng quy định.
Câu 50: Bạn đọc Đoàn Tịnh Hà (email Hadoan1078@gmail.com) hỏi: Tôi tham gia BHXH trong công ty xây dựng cầu Thăng Long từ năm 2002 đến năm 2007. Năm 2007, tôi xin nghỉ, công ty chốt BHXH cho tôi tới năm 2007. Sau đó, tôi chuyển sang công ty xây dựng Tuấn Thịnh từ năm 2009 cho đến năm 2016 tôi báo giảm, nhưng thực tế công ty Tuấn Thịnh chỉ mới đóng BHXH cho tôi tới tháng 01/2012. Vậy xin cho tôi hỏi tôi muốn chốt được sổ thì phải làm như nào, các thủ tục ra sao? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ quy định tại Luật BHXH năm 2014, khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động. Do vậy, trường hợp của bạn doanh nghiệp đóng tiền BHXH từ năm 2009 tới tháng 01/2012 thì cơ quan BHXH có trách nhiệm xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định. Bạn đề nghị doanh nghiệp đóng tiếp số tiền chậm đóng (nợ) BHXH và tiền lãi từ tháng 02/ 2012 đến 2016 để cơ quan BHXH xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH đối với bạn làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp cố tình không đóng BHXH đối với thời gian còn thiếu của người lao động, bạn kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước về lao động, hoặc cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp hoạt động và tham gia BHXH cho người lao động để tiến hành thanh tra, xử lý vi phạm và yêu cầu khắc phục hậu quả vi phạm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và bạn theo đúng quy định.
Câu 49: Bạn đọc Nguyễn Văn Lực hỏi: Em đóng BHXH ở công ty A 01 năm, giờ em chuyển qua công ty B thì đóng nối tiếp thời gian đã đóng hay là phải đóng lại từ đầu ạ? Em cảm ơn.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật BHXH năm 2014 thì thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng, trường hợp người lao động đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH. Đối chiếu với các quy định nêu trên, khi chuyển qua làm việc và đóng BHXH bắt buộc tại công ty B, ông Lực không phải đóng BHXH lại từ đầu mà đóng nối tiếp với thời gian đã đóng BHXH tại công ty A. Thời gian đã đóng BHXH tại Công ty A của ông Lực được cộng nối với thời gian đóng BHXH tại công ty B để làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH sau này đối với ông Lực theo đúng quy định của pháp luật.
08/12/2020 08:53 AM
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 1 Thông tư số
Câu 48: Bạn đọc có địa chỉ email ktth@vni.pro.vn hỏi: Công ty tôi đang báo tăng cho 23 lao động mới nộp mấy lần không được, vậy cho tôi hỏi biểu mẫu để tăng lao động mới cần những gì? Bên tôi chia là 3 trường hợp như sau: 1. Có mã chưa có sổ, trường hợp này cần những biểu mẫu gì? Chúng tôi đã gửi TK1, và D02 nhưng vẫn bị từ chối. 2. Tăng mới đã có sổ, cũng đã gửi TK1 và D02. 3. Tăng mới (người lao động chưa có sổ) cũng đã kê khai hết TK1 và D02.
Căn cứ hướng dẫn tại Điều 23 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam; Quyết định số 1040/QĐ-BHXH ngày 18/8/2020 của BHXH Việt Nam ban hành mẫu Báo cáo tình hình sử sụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN, để báo tăng lao động tham gia BHXH, BHYT, công ty Ông/Bà cung cấp hồ sơ cho cơ quan BHXH gồm:
1. Đối với người lao động chưa được cấp mã số BHXH:
- Báo cáo tình hình sử sụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có)
2. Đối với người lao động đã được cấp mã số BHXH hoặc đã có sổ BHXH thì không phải kê khai mẫu TK01-TS chỉ cần cung cấp mã số BHXH cho người sử dụng lao động để kê khai vào mẫu D02-LT.
Câu 47: Bạn đọc có địa chỉ email oanhviela@gmail.com hỏi: Em vừa mới tốt nghiệp và đã đi làm ở một công ty đã được 3 năm. Em có ký hợp đồng với công ty, có điều khoản được đóng BHXH nhưng em nghe mấy anh chị đi trước nói, công ty không đóng. Công ty có gửi số sổ BHXH cho em, nhưng em tìm không thấy. Em muốn hỏi là kiểm tra xem công ty có đóng BHXH cho em hay không ở đâu? Và kiểm tra bằng cách nào? Cần những thông tin nào ạ?
Bạn tra cứu thông tin tham gia BHXH của mình qua trang web “baohiemxahoi.gov.vn” hoặc tra cứu qua tin nhắn điện thoại đầu số 8079 theo cú pháp (BH<dấu cách>QT<dấu cách>Mã số BHXH gửi 8079) hoặc bạn cài đặt ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số trên thiết bị di động của bạn (đã được cung cấp trên Google Play cho thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và AppStore cho thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS của Apple) để thực hiện tra cứu; hoặc bạn liên hệ tới cơ quan BHXH địa phương nơi Công ty hoạt động và tham gia BHXH cho người lao động để được giải đáp cụ thể.
Câu 46: Bạn đọc có địa chỉ email kpt.143phandangluu@gmail.com hỏi: Tôi muốn hỏi, hiện tôi đang làm cho 1 công ty TNHH, đã tham gia BHXH được 20 năm 7 tháng, nay tôi muốn đóng một lần số năm còn lại cho đủ 25 năm có được không? Mức lương tham gia BHXH hiện tại là: 4.730.000đ, nếu được thì phải đóng bao nhiêu? Số sổ BH: 0298086918.
Theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 4 Điều 2, khoản 1 Điều 54, Điều 73 Luật BHXH năm 2014 thì người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, người làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng từ ngày 01/01/2018 thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Người lao động khi đủ điều kiện về tuổi đời theo quy định của pháp luật và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu. Tại Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện thì:
- Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Đóng hằng tháng, 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần, đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
- Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức (hàng tháng, 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần) cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu theo quy định. Đối chiếu các quy định trên, trường hợp bạn đang làm việc tại đơn vị, thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và đã tham gia BHXH được 20 năm 7 tháng thì không có căn cứ để bạn đóng BHXH một lần cho đủ 25 năm.
Câu 45: Bạn đọc có địa chỉ email truonglananh1@gmail.com hỏi: Em tôi là giáo viên âm nhạc. Do không xin được dạy chính thức ở các trường nên em ký hợp đồng dạy theo giờ cho các trường tư thục trong tỉnh. Hợp đồng ký từ 01/09 đến 31/05 năm sau (1 năm học). Thu nhập hàng tháng được tính bằng đơn giá lương giờ nhân với số giờ thực dạy. Nếu thu nhập tại 1 trường lớn hơn 2 triệu/tháng thì trường giữ lại 10 % để nộp thuế TNCN và cuối năm phát biên lai thuế thu nhập cho em tôi. Vậy em tôi muốn đóng BHXH thì đóng như thế nào? Trường nào có trách nhiệm kê khai và đóng BHXH cho em tôi? Mức lương nào dùng làm căn cứ để em tôi đóng BHXH?
Căn cứ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2; khoản 1, khoản 2 Điều 21 Luật BHXH năm 2014; điểm a khoản 1 Điều 12 Văn bản hợp nhất Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH ngày 10/7/2014; khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm; khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; khoản 2 Điều 3 Văn bản hợp nhất Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH ngày 10/7/2014; khoản 2 Điều 58 Luật Việc làm; Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTNLĐ, BNN; người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHYT, BHTN; tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong HĐLĐ, trong đó: Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Luật BHXH năm 2014, khoản 2 Điều 13 Văn bản hợp nhất Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH ngày 10/7/2014, khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm, khoản 2 Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động thì: (1) người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì đóng BHXH theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, (2) người lao động có thêm một hoặc nhiều HĐLĐ không xác định thời hạn, xác định thời hạn hoặc HĐLĐ có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, (3) người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn hoặc HĐLĐ có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì đóng BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, (4) người sử dụng lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ đã giao kết. Đề nghị Bà đối chiếu quy định nêu trên để biết và thực hiện.
Câu 44: Bạn đọc có địa chỉ email detvlax@gmail.com hỏi: Tôi sinh ngày 20/10/1965 là nhân viên hợp đồng ngắn hạn của một trường học tại Đà Nẵng với mức lương tham gia đóng BHXH như sau:
* Từ 4/2003 đến 8/2004: Tôi tham gia BHXH bắt buộc 406.000 hệ số lương 1.40;
* Từ 9/2004 đến 9/2005: Tôi nghỉ việc không tham gia BHXH
* Từ 10/2005 đến 9/2006: Tôi tham gia BHXH bắt buộc 598.500 hệ số lương 1.71;
* Từ tháng 10/2006 đến tháng 9/2007: Tôi tham gia BHXH bắt buộc 769.500 hệ số lương 1.71;
* Từ 10/2007 đến 12/2007: Tôi tham gia BHXH bắt buộc 850.500 hệ số
lương 1.89;
* Từ 01/2008 đến 04/2009: Tôi tham gia BHXH bắt buộc 1.020.600 hệ số lương 1.89;
* Từ 05/2009 đến 09/2009: Tôi tham gia BHXH bắt buộc 1.228.500 hệ số lương 1.89;
* Từ 10/2009 đến 04/2010: Tôi tham gia BHXH bắt buộc 1.345.500 hệ số lương 2.07;
* Từ 05/2010 đến 04/2011: Tôi tham gia BHXH bắt buộc 1.511.100 hệ số lương 2.07;
* Từ 05/2011 đến 08/2011: Tôi tham gia BHXH bắt buộc 1.718.100 hệ số lương 2.07;
* Từ 09/2011 đến 04/2012: Tôi tham gia BHXH bắt buộc 1.867.500 hệ số lương 2.25;
* Từ 05/2012 đến 06/2013: Tôi tham gia BHXH bắt buộc 2.362.500 hệ số lương 2.25;
* Từ 07/2013 đến 08/2013: Tôi tham gia BHXH bắt buộc 2.587.500 hệ số lương 2.25;
* Từ 09/2013 đến 08/2015: Tôi tham gia BHXH bắt buộc 2.794.500 hệ số lương 2.43;
* Từ 09/2015 đến 04/2016: Tôi tham gia BHXH bắt buộc 3.001.500 hệ số
lương 2.61;
* Từ 05/2016 đến 06/2017: Tôi tham gia BHXH bắt buộc 3.158.100 hệ số lương 2.61;
* Từ 07/2017 đến 08/2017: Tôi tham gia BHXH bắt buộc 3.393.000 hệ số lương 2.61;
* Từ 09/2017 đến 06/2018: Tôi tham gia BHXH bắt buộc 3.627.000 hệ số lương 2.79;
* Từ 07/2018 đến 10/2020: Tôi tham gia BHXH bắt buộc 3.878.100 hệ số lương 2.79; Như thế từ 04/2003 cho đến 10/2020 tôi tham gia BHXH bắt buộc được 16 năm 6 tháng. Đến 11/2020 cơ quan chấm dứt hợp đồng vì lý do tôi đến tuổi phải nghỉ hưu (55 tuổi) nhưng tôi chưa đủ thời gian để hưởng chế độ hưu trí:
1. Như thế tôi có được hưởng chế độ BH thất nghiệp không?
2. Tôi có thể tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng chế độ hưu trí không?
3. Nếu được thì có thể đóng thêm bao nhiêu năm để được chế độ hưu trí?
4. Để được hưởng lương hưu cao hơn, tôi có thể được đóng BHXH tự nguyện với mức lương 10 triệu đồng/tháng không? Nếu được đóng thì phải đóng một tháng bao nhiêu tiền, có thể đóng một lần hay đóng từng tháng một, nếu đóng một lần 5 năm số tiền đóng bao nhiêu? Và có thể đóng đủ 10 năm không? Và nếu được tổng số tiền đóng là bao nhiêu?
5. Tôi có thể đóng BHXH tự nguyện 1 lần 10 năm được không để khi nghỉ hưu tỷ lệ được hưởng lương hưu cao hơn, bởi vì qua nghiên cứu nữ nghỉ hưu từ năm 2017 về sau phải tham gia 30 năm đóng BHXH thì mới được hưởng lương hưu 75% có phải không?
6. Đề nghị cơ quan BHXH trả lời những thắc mắc của tôi và hướng dẫn thủ tục để tham gia BHXH tự nguyện? Xin chân thành cám ơn.
1. Căn cứ quy định tại Điều 49 Luật Việc làm, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái
pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
(2) Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp HĐLĐ, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với trường hợp HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
(3) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc.
(4) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Đề nghị Bà đối chiếu với quy định nêu trên, trường hợp Bà đủ các điều kiện trên thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
2. Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014 thì người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đối chiếu quy định trên, trường hợp tháng 11/2020 Bà chấm dứt hợp đồng với trường học thì Bà được tham gia BHXH tự nguyện theo quy định.
3. Căn cứ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, người tham gia BHXH tự nguyện đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Như vậy, Bà đã đóng BHXH được 16 năm 06 tháng thì Bà có thể lựa chọn đóng thêm BHXH tự nguyện một lần cho 03 năm 06 tháng còn thiếu cho đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu.
4. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9; khoản 1 và khoản 3 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện; khoản 1 và khoản 3 Điều 9, điểm a và điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện:
- Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (hiện nay là 700.000 đồng/tháng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (hiện nay là 29.800.000 đồng/tháng);
- Người tham BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau: hằng tháng; 03 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần; đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần; đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
- Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn, mức đóng một lần cho nhiều năm về sau được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
- Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể: bằng 30% đối với người thuộc hộ nghèo (tương ứng với số tiền 46.200 đồng/tháng); bằng 25% đối với người thuộc hộ cận nghèo (tương ứng với số tiền 38.500 đồng/tháng); bằng 10% đối với các đối tượng khác (tương ứng với số tiền 15.400 đồng/tháng). Đối chiếu các quy định trên thì Bà có thể đóng BHXH tự nguyện với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng là 10.000.000 đồng/tháng, được lựa chọn 1 trong các phương thức nêu trên để đóng.
- Trường hợp đóng hàng tháng:
+ Nếu Bà thuộc hộ nghèo thì hàng tháng Bà phải đóng số tiền bằng mức đóng hàng tháng trừ (-) mức hỗ trợ tiền đóng hàng tháng (2.200.000 – 46.200 =
2.153.800 đồng);
+ Nếu Bà thuộc hộ cận nghèo thì hàng tháng Bà phải đóng số tiền bằng mức đóng hàng tháng trừ (-) mức hỗ trợ tiền đóng hàng tháng (2.200.000 – 38.500 = 2.161.500 đồng);
+ Nếu Bà thuộc đối tượng còn lại thì hàng tháng Bà phải đóng số tiền bằng mức đóng hàng tháng trừ (-) mức hỗ trợ tiền đóng hàng tháng (2.200.000 –15.400 = 2.184.600 đồng);
- Trường hợp đóng một lần cho 5 năm về sau:
+ Nếu Bà thuộc hộ nghèo thì số tiền BHXH tự nguyện Bà phải đóng một lần cho 05 năm về sau bằng mức đóng BHXH tự nguyện một lần cho 05 năm về sau trừ (-) số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện một lần cho 05 năm về sau là khoảng 112.126.200 đồng;
+ Nếu Bà thuộc hộ cận nghèo thì số tiền BHXH tự nguyện Bà phải đóng một lần cho 05 năm về sau bằng mức đóng BHXH tự nguyện một lần cho 05 năm về sau trừ (-) số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện một lần cho 05 năm về sau là khoảng 112.588.243 đồng;
+ Nếu Bà thuộc đối tượng còn lại thì số tiền BHXH tự nguyện Bà phải đóng một lần cho 05 năm về sau bằng mức đóng BHXH tự nguyện một lần cho 05 năm về sau trừ (-) số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện một lần cho 05 năm về sau là khoảng 113.974.243 đồng.
- Bà có thể tiếp tục đóng BHXH tự nguyện thêm 10 năm nữa với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng là 10.000.000 đồng (tổng thời gian đóng BHXH của Bà là 26 năm 6 tháng):
+ Nếu Bà thuộc hộ nghèo, đóng BHXH tự nguyện theo các phương thức: Hằng tháng; 03 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần và đóng thêm 10 năm nữa thì số tiền Bà phải đóng cho 10 năm là: 264.000.000 - 5.544.000 = 258.456.000 đồng. Còn nếu Bà thuộc hộ nghèo, đóng BHXH tự nguyện 1 lần cho 5 năm về sau, sau 5 năm đóng tiếp 1 lần cho 5 năm về sau (tổng thời gian đóng là 10 năm) thì số tiền Bà phải đóng cho 10 năm là khoảng 224.252.000 đồng.
+ Nếu Bà thuộc hộ cận nghèo, đóng BHXH tự nguyện theo các phương thức: hằng tháng; 03 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần, đóng 1 lần cho 5 năm về sau và đóng thêm 10 năm nữa thì số tiền Bà phải đóng cho 10 năm là: 264.000.000 - 4.620.000 = 259.380.000 đồng. Còn nếu Bà thuộc hộ cận nghèo, đóng BHXH tự nguyện 1 lần cho 5 năm về sau, sau 5 năm đóng tiếp 1 lần cho 5 năm về sau (tổng thời gian đóng là 10 năm) thì số tiền Bà phải đóng cho 10 năm là khoảng 225.176.000 đồng.
+ Nếu Bà thuộc đối tượng còn lại, đóng BHXH tự nguyện theo các phương thức: hằng tháng; 03 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần thì số tiền. Bà phải đóng cho 10 năm là: 264.000.000 - 1.848.000 = 262.152.000 đồng. Còn nếu Bà thuộc đối tượng còn lại, đóng BHXH tự nguyện 1 lần cho 5 năm về sau, sau 5 năm đóng tiếp 1 lần cho 5 năm về sau (tổng thời gian đóng là 10 năm) thì số tiền Bà phải đóng cho 10 năm là khoảng 227.948.000 đồng. Hiện nay, việc tính toán số tiền thu, số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được phần mềm nghiệp vụ của Ngành BHXH hỗ trợ tính toán theo quy định. Đề nghị Bà liên hệ với cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể về mức đóng BHXH tự nguyện của mình.
5. Như điểm 4 đã nêu ở trên, Bà có thể đóng BHXH tự nguyện 1 lần cho nhiều năm về sau nhưng tối đa không quá 5 năm một lần, Bà không thể đóng 1 lần cho 10 năm về sau được; tuy nhiên, Bà có thể lựa chọn đóng BHXH tự nguyện theo các phương thức: hằng tháng; 03 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần, đóng 1 lần cho 5 năm về sau và đóng thêm 10 năm nữa (tổng thời gian đóng BHXH của Bà sẽ là 26 năm 06 tháng). Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 74 Luật BHXH năm 2014 thì từ ngày 01/01/2018 trở đi, mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với số năm đóng BHXH là 15 năm, sau đó cứ thêm mỗi năm, được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. Như vậy, trường hợp Bà nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi thì Bà phải đóng 30 năm BHXH thì mới được hưởng mức lương hưu hằng tháng bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
6. Căn cứ hướng dẫn tại Điều 24 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam, trường hợp Bà tham gia BHXH tự nguyện có thể đăng ký tham gia tại cơ quan BHXH cấp huyện hoặc Đại lý thu BHXH, BHYT gần nơi cư trú. Đề nghị Ông/Bà liên hệ trực tiếp với các đơn vị này để được hướng dẫn cụ thể.
Câu 43: Bạn đọc có địa chỉ email dothithanhvan1969@gmail.com hỏi: Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên doanh nghiệp phải bố trí 40% lao động làm việc bán thời gian. Doanh nghiệp đã triển khai ký Phụ lục HĐLĐ ngắn hạn (theo quý) với người lao động với nội dung thời gian làm việc là bán thời gian và tiền lương bằng 50% mức lương ghi trong HĐLĐ đã ký trước đây. Tiền lương thực nhận của người lao động trong thời gian này đều thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và doanh nghiệp thực hiện đóng bảo hiểm cho người lao động theo lương tối thiểu vùng. Tôi muốn cơ quan BHXH trả lời giúp:
1. Những người lao động làm việc bán thời gian này có được tự nguyện đóng bổ sung giá trị bảo hiểm ngoài phần doanh nghiệp đóng (theo mức lương tối thiểu vùng) để đảm bảo mức đóng bảo hiểm theo mức tiền lương đang đóng trước khi xảy ra dịch Covid không? (Thực hiện cách này không gây khó khăn cho DN do không làm tăng chi phí của DN và tránh được thiệt thòi cho NLĐ, nhất là các đối tượng đã đóng gần đủ/đủ năm bảo hiểm và sắp đến tuổi nghỉ hưu) sẽ bị giảm thấp lương hưu sau này (do tính trên cơ sở bình quân mức lương đóng BH).
2. Doanh nghiệp có vi phạm quy định của Nhà nước khi trả lương người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
1. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, khoản 2 Điều 21 Luật BHXH năm 2014, tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH đối với người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong HĐLĐ; người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động; khoản 2 Điều 3 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong HĐLĐ, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện, bảo đảm mức lương trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Đề nghị Ông/Bà đối chiếu quy định nêu trên để biết và thực hiện theo đúng quy định.
2. Về vấn đề Ông/Bà hỏi: Doanh nghiệp có vi phạm quy định của Nhà nước khi trả lương người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, đề nghị ông bà liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương (Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để được giải đáp.
Câu 42: Bạn đọc Nguyễn Thị Thu Hà (thuhanp90@gmail.com) hỏi: Công ty tôi có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan quản lý BHXH tại quận Phú Nhuận. Hiện tại công ty tôi chuyển địa điểm đăng ký kinh doanh ra Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Các nhân sự cũ đã báo giảm hết và không tiếp tục làm việc tại công ty. Vậy chúng tôi phải làm gì để đăng ký chuyển cơ quan quản lý bảo hiểm sang Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trân trọng.
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 7 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ BHXH thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam, đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ. Do đó, trường hợp Công ty Ông/Bà chuyển trụ sở chính về quận Cầu Giấy, Hà Nội thì Công ty Ông/Bà lập tờ khai theo mẫu TK3-TS ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam gửi cơ quan BHXH quận Cầu Giấy để chuyển đóng BHXH đối với người lao động từ BHXH quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh về BHXH quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Câu 41: Bạn đọc Vương Thanh Thảo (ketoan2@giftsaigon.com) hỏi: Địa chỉ trụ sở công ty bên em thường không có nhân sự thường trực nên kết quả và hồ sơ BHXH gửi cho đơn vị em dễ bị thất lạc. Nên em muốn thay đổi thành địa chỉ mới thì địa chỉ mới bắt buộc phải là chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hay địa chỉ cá nhân giám đốc có được không? Nếu làm mẫu TK3-TS để thay đổi thì gửi qua mạng hay gửi qua bưu điện? Có cần giấy tờ gì kèm theo không? Em cảm ơn và mong nhận được sự giúp đỡ và phản hồi sớm.
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 7 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHNBHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, quản lý sổ BHXH thẻ BHYT, đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ. Trường hợp Công ty Ông/Bà không có nhân sự trực kết quả và hồ sơ BHXH tại trụ sở chính, muốn thay đổi địa chỉ nhận kết quả, đề nghị Ông/Bà liên hệ với cơ quan BHXH nơi quản lý BHXH đối với Công ty Ông/Bà để được hướng dẫn cụ thể.
Câu 40: Bạn đọc có địa chỉ email doanthanhtung.pc@gmail.com hỏi:
Trường hợp đã tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục sau đó gián đoạn trên 3 tháng thì có bị mất quyền lợi của BHYT đủ 5 năm liên tục không ạ?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế: “Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước, trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng”.
Theo quy định nêu trên, trường hợp của bạn nếu thẻ bảo hiểm y tế đã bị gián đoạn trên 03 tháng thì thời điểm tham gia BHYT đủ 05 năm liên tục sẽ tính kể từ ngày đóng kế tiếp sau thời gian gián đoạn tham gia.
Câu 39: Bạn đọc có địa chỉ email email vanquang_q1@yahoo.com.vn hỏi:
Tôi là người lao động tại doanh nghiệp nhà nước, ký hợp đồng không xác định thời hạn với mức tiền lương theo hệ số lương năng suất là 1,17 và tiền lương hệ số là 4.840.000 đồng cho hệ số 1. Trong thực tế công ty trả theo lương năng suất cho tôi với hệ số lương năng suất là 1,5 và tiền lương hệ số là 6.900.000 đồng. Đây là mức tiền lương bình quân tháng theo chế độ 22 ngày công tháng. Vậy cho tôi hỏi, công ty và người lao động khi nộp tiền BHXH-Y tế - CĐ - TN thì nộp theo mức lương nào, theo hợp đồng lao động hay lương năng suất thực nhận hàng tháng?
Căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Khoản 2 và Khoản 3 Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, từ ngày 01/01/2018 tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động. Phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động theo quy định Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cụ thể:
1. Mức lương: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
2. Phụ cấp lương: Là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
3. Các khoản bổ sung khác: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Đề nghị Ông (Bà) đối chiếu với quy định nêu trên, yêu cầu đơn vị xác định lại mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác để ghi trên hợp đồng lao động làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động theo đúng quy định.
Câu 38: Bạn đọc có địa chỉ email thunguyen.09@gmail.com hỏi:
Gia đình tôi hiện tại có 2 người: mẹ và tôi có tên trong sổ hộ khẩu. Ông nội tôi nay già yếu đã làm đơn xin tạm trú vào gia đình tôi từ năm 2016. Nay tôi đi mua bảo hiểm y tế hộ gia đình 2021 thì mức giá như thế nào? Ông nội tôi có được tính ở mức giá giảm người thứ 3 trong gia đình không hay ông tôi phải mua riêng một mình?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình bao gồm: “Người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, trừ những người thuộc nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng, do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách Nhà nước đóng, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng hoặc do người sử dụng lao động đóng.”
Do đó, đối với trường hợp của ÔngBạn, khi ông có tên trong sổ tạm trú thì có đủ điều kiện để tham gia BHYT hộ gia đình. Mức đóng BHYT của Ông Bạn được tính theo mức đóng của người thứ 3 bằng 60% mức đóng của người thứ nhất, nếu cả bạn và mẹ bạn đều tham gia BHYT theo đối tượng hộ gia đình. Trường hợp, Bạn và mẹ bạn tham gia BHYT theo nhóm đối tượng khác, không phải đối tượng Hộ gia đình thì Ông sẽ đóng BHYT như người thứ nhất (4,5% mức lương cơ sở).
Câu 37: Bạn đọc có địa chỉ emai minh03101999@gmail.com hỏi:
Tôi có 8 tháng của năm 2019 làm việc tại Việt Nam, lương 15 triệu 1 tháng và 4 tháng công ty cử đi làm việc tại Lào có thu nhập là 300 triệu. Mức đóng bảo hiểm xã hội của người đó trong năm 2019 sẽ được tính như nào?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH bắt buộc, người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.
Đối chiếu quy định nêu trên, trường hợp Ông/bà được cử đi công tác tại Lào mà vẫn hưởng tiền lương ở Việt Nam thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc là tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trong HĐLĐ của Ông/bà.
Câu 36: Bạn đọc có địa chỉ email Nhungpham170698@gmail.com hỏi:
Hiện nay, tôi đang sử dụng thẻ BHYT có mã số đối tượng là DN (Doanh nghiệp). Vậy cho tôi hỏi muốn chuyển đổi mã đối tượng từ DN sang mã đối tượng TS (Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ) thì phải làm những thủ tục, giấy tờ gì? Xin hướng dẫn?
Chào Bạn, để chuyển đổi lên mức hưởng BHYT cao hơn (100%) theo nhóm đối tượng thân nhân người có công với cách mạng, theo quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam, Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
+) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin trên thẻ BHYT (mẫu TK1-TS);
+) Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng;
+) Các giấy tờ chứng minh mức quyền lợi cao hơn: Giấy tờ xác nhận là con của liệt sỹ (Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ hoặc Quyết định cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ và trợ cấp tiền tuất của Sở Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định tại Thông tư 05/2013/TT – BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Hoặc Giấy xác nhận Sở lao động Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận, quản lý và làm thủ tục mua BHYT cho thân nhân của liệt sỹ và người có công nuôi dưỡng liệt sỹ theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH).
Hồ sơ nộp tại cơ quan nơi bạn làm việc hoặc trực tiếp nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ BHYT cho bạn. Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Câu 34: Bạn đọc có địa chỉ email vietcuongdongtrieu@gmail.com hỏi:
Tôi có làm ở công ty Cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT shop được gần 3 năm. Trong quá trình làm việc tôi có tham gia BHXH ở công ty. Do yếu tố khách quan nên đã nghỉ việc ở công ty đột suất. Chưa được xác nhận nghỉ ở công ty và công ty không xác nhận. Vậy tôi muốn hỏi, tôi muốn lấy lại sổ BHXH của mình về đóng tiếp thì làm như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 21 Luật BHXH 2014 thì đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm”Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”. Vì vậy, bạn đề nghị công ty Cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT shop làm thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH theo quy định nêu trên.
Câu 33: Bạn đọc có địa chỉ email lunocio@gmail.com hỏi:
Năm 2013 tôi có làm ở Hà Nội 3 tháng và được công ty đóng BHXH nhưng lúc nghỉ việc tôi lại quên không lấy sổ. Năm 2015 tôi có đi làm ở Đắk Nông và được công ty đóng BHXH 2 năm rưỡi. Lúc nghỉ ở công ty này tôi có lấy sổ về để đóng BHXH tự nguyện thì được bên BHXH thông báo là tôi chưa hợp nhất 2 quá trình đóng. Và hiện tại cũng chưa thể hợp nhất được do vướng việc cập nhật dữ liệu lên phần mềm và bảo tôi chờ. Tôi xin hỏi là bên BHXH huyện trả lời vậy đúng không và nếu đúng thì trường hợp của tôi phải chờ bao lâu mới được hợp nhất?
Để có căn cứ trả lời, đề nghị Bạn cung cấp thông tin như: mã số BHXH; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số CMND để BHXH Việt Nam kiểm tra trên cơ sở dữ liệu hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH nơi bạn tham gia để được giải đáp cụ thể.
Câu 32: Bạn đọc Nguyễn Huỳnh Như, Cty Hwaseung Vina Việt Nam hỏi:
Năm 2016 tôi có làm mất giấy CMND lúc đó tôi 16 tuổi chưa đủ tuổi để xin việc ở các doanh nghiệp, đến năm 2018 tôi xin việc và được nhận làm ở công ty Hwaseung Vina, đến ngày trả sổ và phát thẻ BHXH cho công nhân thì tôi chỉ nhận được thẻ BHXH và không nhận được sổ của mình, tất cả thông tin trên thẻ điều chính xác chỉ trừ năm sinh của tôi đã bị thay đổi (tôi sinh ngày 16/09/2000 trên thẻ là 16/09/1998) ban đầu tôi đến văn phòng lớn ở công ty Hwaseung vina để nộp hồ sơ thay đổi thông tin năm sinh của thẻ BHYT. Công ty có yêu cầu tôi nộp kèm sổ BHXH. Tôi có trình bày rằng mình không nhận được sổ BHXH từ phía công ty, thì nhân viên công ty có giải thích, tôi đã có sổ BHXH từ năm 2016. Công ty có yêu cầu tôi quay lại công ty cũ rút sổ về để hoàn thành hồ sơ thay đổi thông tin BHXH? Vì trước đó tôi chưa từng lấy giấy tờ hiện tại để xin việc ở công ty nào khác nên tôi không hiểu thông tin đó ở đâu ra? Cuối năm 2019 tôi có đến cơ quan BHXH huyện Nhơn Trạch để trình bày và được giải đáp rằng sổ BHXH của tôi hiện đang ở cty TNHH CHỈ MAY AMERICAN & EFIRD VIỆT NAM. Tôi có yêu cầu hủy sổ BHXH ở công ty này vì tôi chưa từng làm việc ở đây và được cán bộ cơ quan BHXH huyện Nhơn Trạch hướng dẫn, hoàn thành mọi thủ tục. Cán bộ cơ quan BHXH Nhơn Trạch bảo tôi cứ việc ra về và đợi điện thoại của cơ quan BHXH để nhận lại sổ và không đưa tôi giấy hẹn. Đến tháng 6 năm 2020 tôi vẫn chưa nhận được điện thoại từ cơ quan BHXH huyện Nhơn Trạch nên tôi có đến 1 lần nữa và nhân viên yêu cầu tôi đưa giấy hẹn để lấy sổ, tôi trình bày rằng mình đã nộp mọi hồ sơ từ năm ngoái và không nhận được giấy hẹn, nhân viên có kêu tôi để lại thông tin và số điện thoại 1 lần nữa và hứa sẽ tìm lại sổ cho tôi, nhưng đến bây giờ (28/8/2020) tôi vẫn tiếp tục không nhận được điện thoại. Tôi chỉ muốn biết sau khi hủy sổ bảo hiểm ở công ty TNHH CHỈ MAY AMERICAN & EFIRD VIỆT NAM thì người đã lấy giấy tờ của tôi có thể sử dụng được sổ của tôi nữa hay không? Và hiện tại sổ của tôi đang ở đâu?
Qua thông tin bạn cung cấp cho thấy số sổ BHXH của bạn ở công ty TNHH CHỈ MAY AMERICAN & EFIRD VIỆT NAM đã được BHXH tỉnh Nhơn Trạch thu hồi. Hiện tại sổ BHXH của bạn đang thuộc quản lý của BHXH tỉnh Đồng Nai. BHXH Việt Nam đã liên lạc và yêu cầu BHXH Đồng Nai cấp và trả sổ BHXH cho bạn trong thời gian sớm nhất.
Câu 31: Bạn đọc có địa chỉ email uyenminh94@gmail.com hỏi:
Trường hợp của mình sau khi nhận BHXH 1 lần thì không đi làm sau 1 năm mình tiếp tục đi làm và Công ty mới đóng tiền BHXH cho mình, tuy nhiên mình bị mất sổ và được Công ty làm thủ tục cấp mới lại, sau đó Công ty giữ sổ của mình để nhập thông tin và chưa trả lại đến tháng 3/2020 mình nghỉ việc thì Công ty yêu cầu nộp sổ BHXH để chốt sổ nhưng mình không giữ và Công ty báo không tìm thấy. Vậy trường hợp của mình có được cấp lại sổ lần 3 nữa không? Công ty có báo đã chốt sổ và có tờ rời bảo hiểm của mình, như vậy sau này mình có thoả điều kiện nhận BHXH 1 lần nữa không?
Đề nghị bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin (mẫu TK1-TS) nộp cho cơ quan BHXH để được cấp lại sổ BHXH.
Về điều kiện nhận BHXH 1 lần, để có căn cứ trả lời, đề nghị Bạn cung cấp thông tin như: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số CMND hoặc mã số BHXH để BHXH Việt Nam kiểm tra trên cơ sở dữ liệu hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH nơi bạn tham gia để được giải đáp.
Câu 30: Bạn đọc có địa chỉ email baongat15111985@gmail.com hỏi:
Cho đến nay công ty tôi đang làm việc đóng BHXH cho tôi tháng 2,3,4,5,7,8,9 (tháng 6/2020 công ty không đóng BHXH do tôi bị ốm nghén). Ngày dự sinh của tôi là 27/01/2021 (cũng có bệnh viện dự kiến ngày sinh của tôi là 03/02/2021). Hiện nay công ty cắt giảm người làm và nói do tôi đang mang thai nên không đảm bảo ngày công. Công ty chấm dứt hợp đồng lao động với tôi từ ngày 01/10/2020. Vậy tôi muốn hỏi là tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu được hưởng thì hồ sơ gồm thủ tục gì? Tôi xin cảm ơn ạ!
Khoản 2 Điều 31 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Khoản 4 Điều 31 Luật BHXH quy định: Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật BHXH mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Trường hợp của Bạn dự kiến sinh vào ngày 27/01/2021, trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (được xác định từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020) Bạn có 7 tháng đóng BHXH (tháng 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9/2020), Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Về hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật BHXH, như sau:
Bạn nộp hồ sơ theo quy định nêu trên và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH nơi cư trú để được xem xét giải quyết.
Câu 29: Bạn đọc có địa chỉ email lequanghoa.BHXHcamlo@gmail.com hỏi:
Người lao động có ký hợp đồng làm việc nấu ăn tại Trường mầm non từ ngày 01/9/2019 đến ngày 31/5/2020 thì hết HĐLĐ sau thời gian 3 tháng nghỉ hè thì đối tượng được ký lại HĐLĐ (9 tháng) đơn vị báo tăng lao động từ ngày 01/9/2020, đến ngày 04/9/2020 đơn vị báo giảm nghỉ thai sản (người đó sinh con ngày 04/09/2020). Vậy cho tôi hỏi trong thời gian nghỉ sinh đó đối tượng có được tính là thời gian nghỉ thai sản 6 tháng hay không? Xin trân trọng cám ơn!
Khoản 2 Điều 39 Luật BHXH quy định: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
Trường hợp người lao động nêu trên sinh con vào ngày 04/9/2020, trong thời gian 12 tháng trước khi sinh (từ tháng 9/2019 đến tháng 8/2020) người lao động có 9 tháng đóng BHXH (từ tháng 9/2019 đến tháng 5/2020), người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp có thời gian đóng BHXH dưới 12 tháng hoặc nghi vấn có dấu hiệu gửi đóng BHXH bắt buộc, nâng cao mức đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản nhằm trục lợi quỹ BHXH, cơ quan BHXH sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh tại đơn vị sử dụng lao động về việc đóng – hưởng BHXH. Trường hợp phát hiện gian lận trong việc đóng và hưởng BHXH quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật BHXH 2014 sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Câu 28: Bạn đọc có địa chỉ email doanngochai94@gmail.com hỏi:
Em đi làm tại công ty thì bận việc nghỉ khoảng 6 tháng và em đã hưởng trợ cấp thất nghiệp đủ 3 lần. Sau đó em xin vào công ty làm lại thì không biết BH thất nghiệp có được cộng dồn hay không?
Khoản 1, khoản 2 Điều 45 Luật Việc làm năm 2013 quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật Việc làm.
Đối chiếu quy định nêu trên, nếu Bạn đã hưởng đủ trợ cấp thất nghiệp đối với thời gian đóng trước đó thì thời gian đã hưởng sẽ không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.
Câu 27: Bạn đọc có địa chỉ email haiautv@gmail.com hỏi:
BHXH tỉnh Trà Vinh trong nhiều năm qua, khi NLĐ làm thủ tục nhận trợ cấp (nhận tiền BHXH thất nghiệp, BHXH 1 lần) thì có 1 vấn đề bất cập như sau: - Bắt buộc NLĐ phải làm thẻ ATM của ngân hàng BIDV, mặc dù hàng ngàn người đã có thẻ ATM của ngân hàng khác nhưng không được chấp nhận. - Đã có tài khoản của ngân hàng BIDV cũng bắt buộc làm thêm 1 tài khoản khác cũng của ngân hàng BIDV. Tôi xin hỏi BHXH giải quyết như vậy có đúng không? Thủ tục hành chính là để phục vụ người lao động hay để phục vụ cho nhân viên BHXH, hàng nghìn NLĐ phải bỏ thời gian và tiền bạc để phải làm 1 cải thẻ ATM chỉ để lĩnh tiền trợ cấp xong lại phải bỏ đi, có phải quá lãng phí. Trong khi tôi có thông tin ở tỉnh khác (ví dụ như tỉnh Sóc Trăng) thì NLĐ được lựa chọn cách nhận tiền bằng tài khoản ngân hàng nào cũng được, hoặc nhận bằng tiền mặt cũng được chấp nhận. Ý kiến của NLĐ không có tác dụng gì, BHXH Trà Vinh nói rằng làm như vậy cho tiện (viên chức BHXH không tốn thời gian). NLĐ chúng tôi không biết phải như thế nào, xin nhờ Cổng TTĐT xem xét để chúng tôi có niềm tin vào BHXH là phục vụ cho NLĐ?
Về nội dung câu hỏi của Bạn đã được BHXH tỉnh Trà Vinh trả lời với nội dung như sau:
“BHXH tỉnh Trà Vinh đã nhận được nội dung phản ánh của bạn về Cổng TTĐT- BHXH Việt Nam. Trước nhất, BHXH tỉnh hoan nghênh tinh thần đóng góp xây dựng của bạn, BHXH tỉnh tiếp thu và xin trao đổi thêm một số nội dung để làm rõ thông tin như sau:
1. BHXH tỉnh Trà Vinh khẳng định: BHXH tỉnh không có chủ trương ép (bắt buộc) người thụ hưởng chính sách BHXH phải làm thẻ ATM của ngân hàng BIDV, càng không có chủ trương người hưởng đã có thẻ BIDV rồi lại bắt buộc làm thêm 01 thẻ BIDV khác. BHXH tỉnh Trà Vinh rất nỗ lực trọng việc tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người hưởng, hướng đến sự hài lòng mọi người tham gia. Quá trình triển khai thực hiện có thể xảy ra sự chưa chặt chẽ thống nhất trong tiếp nhận thông tin, hồ sơ của người hưởng, dẫn đến chưa làm hài lòng bạn. Vấn đề này BHXH tỉnh sẽ chỉ đạo rà soát chấn chỉnh kịp thời.
2. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (chi trả tiền hưởng BHTN hoặc trợ cấp BHXH một lần qua thẻ ATM) của Chính phủ và của Ủy ban nhân dân tỉnh, BHXH tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm Trà Vinh và Ngân hàng BIDV cấp thẻ ATM miễn phí cho người lao động khi đến làm trợ cấp bảo hiểm xã hội (Xin nhấn mạnh là cấp thẻ ATM miễn phí, không thu bất kỳ khoản tiền nào của người thụ hưởng).
Ngành BHXH nói chung, BHXH tỉnh Trà Vinh nói riêng luôn luôn lắng nghe, cầu thị, mong muốn càng ngày càng thực hiện chính sách an sinh xã hội một cách tốt nhất, hoàn thiện nhất có thể. Vì thế, BHXH tỉnh rất mong bạn cung cấp thông tin cụ thể về cơ quan BHXH (hoặc các cơ quan khác) đã yêu cầu bạn làm thẻ ATM của BIDV cũng như khoản chi phí bạn phải bỏ ra để làm thẻ ATM (nếu có) về địa chỉ email: anhnth@travinh.vss.gov.vn để BHXH tỉnh xem xét, giải quyết và phản hồi kết quả xử lý cho Bạn.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn và xin chúc bạn luôn mạnh khỏe, an vui, thành công trong cuộc sống.”
Trường hợp BHXH tỉnh Trà Vinh trả lời Bạn không thỏa đáng, Bạn có thể cung cấp các thông tin chi tiết và hồ sơ giấy tờ liên quan nội dung Bạn phản ánh gửi đến BHXH Việt Nam để có căn cứ xem xét, xử lý đối với tổ chức, cá nhân (nếu có vi phạm).
Câu 26: Bạn đọc có địa chỉ email phuongcapricorn95@gmail.com hỏi:
Anh chị cho em hỏi là: Doanh nghiệp em đang muốn báo giảm lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19 vì doanh nghiệp không hoạt động được. Hiện đang là tháng 8, giờ doanh nghiệp muốn báo giảm từ tháng 3 đến tháng 6 có được không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 21 khoản 3 Điều 85, khoản 4 Điều 86, khoản 1 Điều 98, Luật BHXH năm 2014, hàng tháng người sử dụng lao động (doanh nghiệp) có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc theo mức đóng quy định và trích từ tiền lương của người lao động theo mức đóng quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH; người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng: người sử dụng lao động và người lao động không đóng BHXH tháng đó; khi có thay đổi thông tin tham gia BHXH, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH.
Đề nghị Ông/Bà đối chiếu quy định nêu trên để thực hiện theo đúng quy định
Câu 25: Bạn đọc Hoàng Minh Tú (ceo.minhtu@gmail.com) hỏi:
Tình huống: Từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 4 năm 2019 (6 năm 2 tháng), tôi có tham gia BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 5 năm 2019 tôi thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian được hưởng 6 tháng lương. Thời gian đóng BHTN chưa hưởng là 02 tháng. Tháng 6 năm 2020, tôi làm việc và tham gia BHXH tại BHXH quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tháng 8 năm 2020, tôi làm việc và tham gia BHXH tại BHXH tỉnh Tuyên Quang. Câu hỏi: 1. Sau khi hưởng hết trợ cấp thất nghiệp, tôi có cần thực hiện chốt lại thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng hay không? 2. Nếu phải thực hiện, thì tôi cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ gì và đến cơ quan nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Căn cứ quy định của pháp luật về BHXH, khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm, khoản 7 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về BHTN, người lao động có thời gian đóng BHTN trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Đối chiếu với quy định nêu trên, trường hợp của Ông/Bà có 06 năm 02 tháng đóng BHTN thì thời gian tham gia BHTN chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu để cộng nối với thời gian tham gia BHTN sau này (nếu có). Cơ quan BHXH căn cứ quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện bảo lưu 02 tháng đóng BHTN vào sổ BHXH theo hướng dẫn tại tiết b điểm 6.2 khoản 6 Điều 32 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam
Câu 24: Bạn đọc có địa chỉ email phamhuyquyen0412@gmail.com hỏi: chuyển sổ thẻ
Trước em có làm việc tại 1 công ty ở Hoàng Hoa Thám quận Tây Hồ, hiện em muốn hủy sổ BHXH ở đấy thì em phải ra BHXH ở quận Tây Hồ để hủy hay ra số 7 Tràng Thi để hủy được không ạ?
Căn cứ quy định tại Điều 96 Luật BHXH năm 2014 sổ BHXH được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định. Pháp luật về BHXH không quy định về các trường hợp hủy sổ BHXH.
Do vấn đề Ông/Bà hỏi không rõ, nên BHXH Việt Nam không có căn cứ trả lời. Đề nghị Ông/Bà liên hệ với cơ quan BHXH quận, huyện nơi đang tham gia đóng BHXH hoặc nơi đang cư trú để được giải đáp cụ thể.
Câu 23: Bạn đọc của địa chỉ mail: 1954032043duong@ou.edu.vn hỏi:
Dạ con muốn hỏi là: BHYT của con thuộc diện DK (địa phương: Bình Phước). Con đang đi học ở TP Hồ Chí Minh và ở ký túc xá ĐHQG. Hôm trước ktx có thu tiền ở bao gồm cả tiền BHYT 2021. Nay con làm đơn xin nhận lại tiền BHYT vì địa phương xác nhận năm 2021 con vẫn được gia hạn miễn phí. Nhưng KTX lại bảo đã mua BHYT mới cho con và không hoàn lại tiền được. Nhưng theo con được biết thuộc diện DK thì không thể mua thêm diện HSSV. Vậy cho con hỏi phải giải quyết như thế nào ạ? Con cảm ơn.
Chào bạn, theo quy định của Luật BHYT, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (mã đối tượng DK) sẽ được Ngân sách nhà nước mua thẻ. Trường hợp của bạn hiện nay đang sinh sống, học tập tại Tp Hồ Chí Minh, không sinh sống, học tập tại Bình Phước nên Nhà trường đề nghị Bạn phải tham gia BHYT theo nhóm học sinh, sinh viên là đúng quy định. Nếu Bạn vẫn được Ngân sách nhà nước cấp thẻ BHYT mới vào năm 2021 như thông tin Bạn cung cấp, cơ quan BHXH sẽ không tiếp nhận và cấp thẻ BHYT theo đối tượng học HSSV, Bạn sẽ được hoàn trả tiền đóng BHYT. Trường hợp bạn không được gia hạn thẻ BHYT theo đối tượng DK, cơ quan BHXH mới cấp thẻ theo đối tượng HSSV.
Để đảm bảo quyền lợi của Bạn, BHXH Việt Nam hướng dẫn bạn thực hiện như sau:
Câu 22: Bạn đọc có địa chỉ email chipz1812889@gmail.com hỏi: Con mình bị K hiện đã làm giấy chuyển viện từ bệnh viện tỉnh Lào Cai đến điều trị tại viện K 3 Tân Triều. Cho mình hỏi BHYT của con mình làm thế nào để xin hưởng bảo hiểm y tế 100% cần chuẩn bị những giấy tờ gì và nộp ở đâu? Vì mình hỏi bác sĩ bên bệnh viện K trường hợp con mình bảo hiểm đúng tuyến cũng chỉ được chi trả 80% bảo hiểm(con mình thỏa mãn cả hai điều kiện của bảo hiểm y tế) khi áp dụng thẻ BHYT đủ thời hạn 5 năm liên tục, thì cần thỏa mãn 2 điều kiện: Đúng tuyến và điều trị quá 6 tháng lương cơ sở trong năm hay chỉ cần 1 trong 2 điều kiện trên? Số thẻ bảo hiểm y tế của cháu là : HS4101020068264 BHXH Việt Nam trả lời: Theo quy định hiện hành, trường hợp người có thẻ BHYT đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả trong năm vượt quá 6 tháng lương cơ sở thì được miễn chi phí cùng chi trả, trừ trường hợp đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến. Như vậy, khi con bạn đã có thời gian tham gia BHYT liên tục đủ 5 năm thì cần điều kiện thứ 2 đó là có số tiền cùng chi trả trong năm của những lần đi khám, chữa bệnh đúng tuyến vượt quá 6 tháng lương cơ sở thì con bạn sẽ được miễn chi phí cùng chi trả của những lần đi khám, chữa bệnh đúng tiến đến hết năm dương lịch. Tại Khoản 3 Điều 27 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 củaChính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT quy định như sau: a) Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả tại một lần hoặc nhiều lần khám bệnh, chữa bệnh tại cùng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thu số tiền cùng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở của người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cung cấp hóa đơn thu đối với số tiền cùng chi trả đủ 06 tháng lươngcơ sở để người bệnh có căn cứ đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó; b) Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả lũy kế trong năm tài chính tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau hoặc tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì người bệnh mang chứng từ đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế để thanh toán số tiền cùng chi rả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở và nhận giấy xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó; c) Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả vượt quá 06 tháng lương cơ sở được tính từ ngày 01 tháng 01, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi của người bệnh kể từ thời điểm người bệnh tham gia đủ 05 năm liên tục đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó. Theo quy định nêu trên, trường hợp con bạn chưa được miễn chi phí cùng chi trả tại bệnh viện, đề nghị bạn mang toàn hộ hồ sơ, chứng từ đến BHXH cấp huyện nơi bạn cư trú để làm thủ tục thanh toán trực tiếp và cấp giấy xác nhận khôngcùng chi trả trong năm.
Câu 21: Bạn đọc có địa chỉ email nguyendangthanh25@gmail.com hỏi:
Em là sinh viên hiện đang theo học tại trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Hiện em đang điều trị theo dạng không BHYT tại bệnh viện nhân dân Gia Định bởi vì thẻ trường cấp ban đầu cho em là ở bệnh viện quân y 7A. Em dự định đầu quý I năm sau (2021) sẽ chuyển sang bệnh viện Gia Định nhưng lại nhận được thông báo mới nhất là chỉ được đăng ký KCB ở các bệnh viện tuyến huyện mà không có tuyến tỉnh. Vậy cho em hỏi là tại sao năm nay mình không được đăng ký ở các bệnh viện tuyến tỉnh nữa vậy ạ. Tại vì em cũng là sinh viên nên tài chính thì không nhiều, hằng năm tham gia bảo hiểm nên mong sẽ được bảo hiểm giúp đỡ phần nào ạ.
Theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tếban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện, tuyến xã không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đối với việc đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến trung ương chỉ áp dụng đối với một số đối tượng và thực hiện theo quy địnhcủa Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đề nghị bạn lựa chọn nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu tại một cơ sở KCB tuyến huyện hoặc tuyến xã phù hợp với nơi ở hoặc nơi học tập để thuận lợi cho việc KCB BHYT của bạn.
Câu 20: Bạn đọc có địa chỉ email trankhap04@gmail.com hỏi:
Tôi năm nay 60 tuổi hạn nghỉ hưu là tháng 4/2020, tôi tham gia BHXH từ tháng 4/1999, thời gian đóng liên tục từ năm 1999 đến nay, do công ty không có việc để bố trí, tôi nghỉ không hưởng lương tham gia BHXH từ 2007 cho tới nay, số tiền đóng BHXH hàng tháng hàng năm đều chuyển khoản, nộp trực tiếp cho công ty, từ năm 2013 cho đến nay công ty thu tiền của tôi nhưng không nộp cho cơ quan BHXH, tháng 4/2020 tôi về làm thủ tục nghỉ hưu thì được biết số tiền tôi đóng 32,5% phần trăm từ 2013 đến nay công ty không nộp cho cơ quan BHXH, như vậy trường hợp của tôi không giải quyết được, qua đây tôi có một số yêu cầu hỏi cơ quan BHXH:
1. Doanh nghiệp lạm dụng chiếm đoạt số tiền BHXH của tôi gần 10 năm qua, tôi yêu cầu hoàn trả nhưng bất thành, hành vi trên đã đủ điều kiện để tố cáo chưa? Đơn tố cáo gửi ở đâu?
2. Việc để doanh nghiệp nợ đọng tiền BHXH của người lao động (cả công ty) gần 10 năm không đôn đốc, không thu, không nhắc nhở, lỗi này thuộc về BHXH hay doanh nghiệp?
3. Hạn nghỉ hưu của tôi là 2020 vì điều kiện công ty nợ tiền BHXH nên không giải quyết được, giả sử năm 2021 mới giải quyết thì trường hợp của tôi có được giải quyết chế độ của năm 2020 không?
4. Trường hợp của tôi cần khiếu kiện, tố cáo, thì đơn thư gửi cơ quan chức năng nào giải quyết? Thời gian tiếp nhận, giải quyết là bao lâu?
Vậy mong BHXH Việt Nam xem xét, trả lời và bảo vệ người lao động chúng tôi, để người lao động chúng tôi được hưởng chế độ hưu trí.
1. Theo quy định tại Điều 3 Mục I Phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và khoản 3 Điều 85 Luật BHXH năm 2014: Trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH trong tháng đó, thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Bạn nghỉ không lương từ năm 2007 đến nay, Bạn và đơn vị đều không phải đóng BHXH và thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Việc Bạn tự chuyển tiền cho Công ty là do thỏa thuận của Bạn với Công ty. Nếu Bạn xác định Công ty chiếm dụng trái phép tài sản của Bạn từ năm 2013 đến nay là hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật thì Bạn có thể liên hệ cơ quan Công an nơi bạn sinh sống để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
2. Tại Khoản 2 Điều 21 Luật BHXH năm 2014 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH. Nếu người sử dụng lao động có các hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN, chậm đóng tiền BHXH, BHTN hoặc có các hành vi vi phạm quy định của Luật này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật BHXH.
3. Các nội dung về quyền lợi của Bạn: Tại Khoản 72 Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 của BHXH Việt Nam sửa đổi, bổ sung Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT như sau: “Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
- Tại điểm a khoản 1 Điều 54 Luật BHXH năm 2014, điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định:
+ Lao động nam đủ 60 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên đủ điều kiện hưởng lương hưu.
+ Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm (còn thiếu không quá 10 năm - 120 tháng) thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.
- Tại điểm a khoản 1 Điều 60 Luật BHXH quy định trường hợp người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH được hưởng BHXH một lần.
Do Bạn không nêu rõ quá trình tham gia BHXH đúng quy định của Bạn thực sự là bao nhiêu thời gian nên cơ quan BHXH không có căn cứ để trả lời Bạn cụ thể, BHXH Việt Nam cung cấp các quy định của pháp luật về BHXH để Bạn đối chiếu với trường hợp của mình.
4. Trường hợp Bạn khiếu nại, tố cáo đề nghị Bạn tham khảo các quy định của pháp luật quy định về nội dung Bạn quan tâm.
Câu 19: Bạn đọc có địa chỉ email chedung123@gmail.com hỏi:
Tôi tham gia BHXH từ tháng 01/2020 đến tháng 8/2020. Hiện nay tôi mang thai ở tháng thứ 5 và dự sinh vào tháng 01/2021. Hiện nay vì lý do gia đình nên tôi đã chấm dứt HĐLĐ. Vậy khi sinh tôi có được hưởng chế độ thai sản, BHYT không? Xin cảm ơn!
Khoản 2 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp của Bạn, nếu Bạn dự sinh vào thời điểm tháng 01/2021, trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (được xác định từ tháng 01/2020 – tháng 12/2020). Bạn có 08 tháng đóng BHXH (từ tháng 01/2020 đến tháng 8/2020), Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Trường hợp của Bạn đã thôi việc trước thời điểm sinh con, tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động Bạn không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc nên Bạn không được hưởng quyền lợi về BHYT khi sinh con. Bạn có thể tham gia BHYT hộ gia đình để được đảm bảo quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT.
Bạn căn cứ các quy định nêu trên để nắm được quyền lợi của mình.
Câu 18: Bạn đọc có địa chỉ email Buithitham89@gmail.com hỏi:
Đến 08/9/2020 theo quy định nghỉ chế độ thai sản thì tôi phải đi làm lại. Tuy nhiên khi đi làm công ty đề nghị tôi nghỉ thêm đến hết tháng 9 thì đi làm lại và yêu cầu tôi đóng 100% BHXH do công ty hết việc. Mức đóng như vậy là đúng hay sai?
Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH quy định: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó.
Đối với trường hợp của Bạn, ngày 8/9/2020 Bạn phải trở lại Công ty làm việc sau khi hết thời hạn nghỉ hưởng chế độ thai sản, tuy nhiên, Công ty đề nghị Bạn nghỉ việc hết tháng 9/2020. Căn cứ quy định nêu trên, Bạn và Công ty không phải đóng BHXH tháng 9/2020.
Sau khi đi làm lại từ tháng 10/2020, Bạn và Công ty phải thực hiện việc đóng BHXH theo quy định tại Điều 85 và Điều 86 Luật BHXH, theo đó người lao động hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất, các khoản khác theo quy định do người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động.
Việc Công ty yêu cầu Bạn đóng 100% tiền BHXH là không đúng quy định. Bạn yêu cầu Công ty thực hiện đúng nghĩa vụ về BHXH theo đúng quy định của pháp luật về BHXH đối với Bạn. Nếu Công ty vẫn không thực hiện việc đóng BHXH theo quy định, Bạn có quyền khiếu nại đến Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh nơi Công ty đặt trụ sở.
Câu 17: Bạn đọc có địa chỉ email hqnga_thcschoa@quangbinh.edu.vn hỏi:
Tôi là Giáo viên THCS đóng BHXH liên tục từ 1999 đến nay. Từ ngày 17/05/2020 tôi ốm nằm viện tuyến huyện, nhà trường trả lương đầy đủ. Theo khoản 1 điều 25 Luật BHXH số 58/2014/QH13, ngày 20/11/2014 và điểm a khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 29/12/2015, tôi có được hưởng chế độ ốm đau hay không? Nếu không thì cần có thêm điều kiện gì? Trân trọng cảm ơn!
Theo khoản 1 Điều 25 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
Trường hợp Bạn không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị phải thực hiện quy trình, thủ tục báo giảm theo quy định tại tiết a điểm 1.2 khoản 1 Điều 32 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm TNLĐ-BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT. Nếu trong tháng có thời gian nghỉ việc do ốm đau, thai sản.. cùng với nghỉ không hưởng lương thì khi thực hiện báo giảm đơn vị phải thực hiện khai báo rõ khoảng thời gian nghỉ không lương trong tháng để cơ quan BHXH có căn cứ giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động theo đúng quy định.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp của Bạn bị ốm đau phải nghỉ việc điều trị ốm đau, Bạn nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động gồm Giấy ra viện (trong trường hợp điều trị nội trú) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (trong trường hợp điều trị ngoại trú) để lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH xem xét giải quyết.
Câu 16: Bạn đọc có địa chỉ email Phuongbui2802@gmail.com hỏi:
Em được công ty đóng BHXH từ tháng 8/2018. Tháng 11/2019 em sinh và được hưởng chế độ thai sản. Em quay lại làm việc từ tháng 4/2020 đến nay. Bây giờ em đang có thai và dự sinh tháng 4/2021. Vậy cho em hỏi nếu bây giờ em nghỉ làm luôn vì lí do sức khỏe (em không có chỉ định nghỉ dưỡng thai của cơ quan y tế có thẩm quyền) thì đến lúc sinh em có được hưởng chế độ thai sản không?
Trường hợp của Bạn dự sinh vào tháng 04/2021, trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (được xác định từ tháng 04/2020 – tháng 03/2021), nếu Bạn đóng BHXH liên tục từ tháng 4/2020 đến tháng 10/2020) thì Bạn có 7 tháng đóng BHXH, Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Câu 15: Bạn đọc Nguyễn Thị Phương Thảo (thaonguyen.emer@gmail.com) hỏi:
Tôi tham gia BHXH từ 10/2019, mã số BHXH 0116287647, CMND 017234161 tuy nhiên đến nay tôi vẫn chưa nhận được sổ BHXH, khi nhờ cơ quan hỏi bên BHXH thì được trả lời là tôi đang đóng BHXH tại 1 cơ quan khác. Tôi tra thời gian đóng là 1 năm 6 tháng, trong khi tôi mới chỉ tham gia 11 tháng. Tôi chưa làm việc tại cơ quan nào khác ngoài cơ quan hiện tại. Vậy tôi muốn hỏi trường hợp của tôi là như thế nào và cần giải quyết ra sao?
Qua tra cứu dữ liệu, mã số sổ BHXH của bạn đã cung cấp có quá trình đóng như sau:
- Từ tháng 12/2016 đến tháng 2/2017 chức danh công việc: nhân viên tư vấn khách hàng tại công ty cổ phần Anh ngữ APAX tham gia BHXH tại BHXH quận Cầu Giấy.
- Từ tháng 8/2017 đến tháng 10/2017 chức danh công việc: nhân viên tại công ty cổ phần Scots English Australia tham gia BHXH tại BHXH quận Cầu Giấy.
- Từ tháng 10/2019 đến tháng 10/2020 chức danh công việc: bác sĩ khoa truyền nhiễm tại bệnh viện Đa Khoa Nông Nghiệp tham gia BHXH tại BHXH huyện Thanh Trì.
Đề nghị bạn liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH nơi đang tham gia BHXH để được hướng dẫn giải quyết.
Câu 14: Bạn đọc có địa chỉ email haidangtp1975@gmail.com hỏi:
Tôi đọc báo và được biết từ năm 2020 người dân sẽ được cấp thẻ BHYT bằng nhựa có gắn chip tương tự thẻ ATM. Vậy khi nào thì mới thực hiện điều này để người dân tiện việc bảo quản cũng như khi đi khám chữa bệnh.
Hiện nay, BHXH Việt Nam đang tiến hành xây dựng, xin ý kiến Bộ Y tế về mẫu thẻ BHYT mới thay thế mẫu thẻ BHYT giấy. Thẻ BHYT mới được xây dựng theo hướng: thẻ BHYT giấy tăng thêm định lượng giấy và được ép plastic trước khi chuyển cho người tham gia; ngoài ra còn xây dựng thêm mẫu thẻ BHYT chất liệu nhựa cứng và thẻ BHYT ứng dụng trên nền tảng điện thoại thông minh, cho phép người tham gia có thể cài đặt, tải thông tin thẻ BHYT về điện thoại thông minh, máy tính bảng… để đáp ứng nhu cầu và sử dụng linh hoạt với từng đối tượng tham gia.
Câu 13: Bạn đọc có địa chỉ email duong.phuong9288@gmail.com hỏi:
Tôi muốn cấp lại sổ BHXH thì thủ tục như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 31, Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đề nghị bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin (mẫu TK1-TS) nộp cho cơ quan BHXH để được cấp lại sổ BHXH.
Câu 12: Bạn đọc có địa chỉ email thanhhien.tkmart@gmail.com hỏi:
Khi tôi tiến hành tra cứu mã số BHXH trên trang https://baohiemxahoi.gov.vn, tôi thấy địa chỉ của mình là Bãi Bông, Thái Nguyên. Hiện tại tôi tham gia BHXH tại quận 7 TP.HCM từ 01/07/2020, vậy thông tin địa chỉ này vẫn ở Thái Nguyên thì có sao không? Nếu có thì tôi cần làm gì để sửa đổi?
Câu hỏi của bạn chưa rõ. Để có căn cứ trả lời, đề nghị Bạn cung cấp thông tin như: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số CMND hoặc mã số BHXH để BHXH Việt Nam kiểm tra trên cơ sở dữ liệu hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH nơi bạn tham gia để được giải đáp cụ thể.
Trong trường hợp sai địa chỉ, Đề nghị bạn lập tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) cùng hồ sơ kèm theo (thay đổi nơi làm việc: Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc) nộp cho đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH để được điều chỉnh thông tin.
Câu 11: Bạn đọc có địa chỉ email thienanan1990@gmail.com hỏi:
Ví dụ con tôi sống ở tỉnh A được cấp thẻ BHYT trẻ em dưới 6 tuổi. Nay tôi chuyển khẩu về tỉnh B muốn cấp lại thẻ BHYT cho trẻ em tôi cần đi đâu và thủ tục cần những gì? Cảm ơn!
Điều 8 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký KCB BHYT ban đầu và chuyển tuyến KCB BHYT quy định người tham gia BHYT được quyền đăng ký KCB BHYT ban đầu tại một trong các cơ sở KCB tuyến xã/huyện và tương đương không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở KCB. Như vậy, vào đầu mỗi quý, ông (bà) tới cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ BHYT ở tỉnh A để được hướng dẫn thay đổi nơi KCB ban đầu cho con của ông (bà) theo quy định. Hoặc Ông (bà) đến UBND xã nơi cư trú ở tỉnh A thông báo việc chuyển đi và đề nghị báo giảm thẻ BHYT đã cấp cho con của ông (bà) để UBND xã lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH thực hiện giảm giá trị của thẻ theo quy định. Với tỉnh B, ông (bà) khai báo thông tin của con của ông (bà) với UBND cấp xã để UBND lập danh sách cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi gửi cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT theo quy định.
Câu 10: Bạn đọc có địa chỉ email yenlinh.dang0607202@gmail.com hỏi:
Em làm mất thẻ BHYT mà giờ cần mã thẻ để nhập học ạ. Em tên Đặng Yến Linh ở tại xã Ân Đức huyện Hoài Ân tỉnh Bình Định, CMND 215552054, sinh ngày 06/07/2002. Em cảm ơn!
Theo thông tin bạn cung cấp, mã thẻ BHYT trên hệ thống do cơ quan BHXH quản lý là HS4525220459191, có giá trị sử dụng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/09/2020.
Bạn có thể chủ động tra cứu thông tin thẻ BHYT theo các cách thức sau:
- Truy cập vào Cổng thông tin của BHXH Việt Nam theo địa chỉ http://baohiemxahoi.gov.vn tra cứu trực tuyến quá trình tham gia;
- Soạn tin nhắn với cú pháp BH BHYT {Mã thẻ BHYT} gửi đến 8079;
- Gọi Trung tâm Hỗ trợ khách hàng của BHXH Việt Nam qua tổng đài 19009068.
- Ngoài ra bạn có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH, bưu điện văn hóa xã, UBND xã, Đại lý thu BHXH, BHYT trên địa bàn.
Câu 9: Bạn đọc có địa chỉ email dangcaotuong@yahoo.com hỏi:
Tôi muốn gia hạn thẻ BHYT bằng cách chuyển khoản trực tuyến thì phải làm thế nào?
Bạn có thể gia hạn thẻ BHYT trực tuyến theo các cách thức sau:
(1) Hiện nay, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai các dịch vụ nộp tiền trực tuyến. Phương thức nộp tiền BHYT được triển khai trên phần mềm thiết bị di động và trên website của Ngân hàng BIDV. Người tham gia chuyển tiền qua ứng dụng trực tuyến xong thì thẻ BHYT sẽ được gia hạn trên hệ thống.
BHXH Việt Nam gửi tin nhắn thông báo kết quả đến số điện thoại của người tham gia.
(2) Gia hạn trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
Bước 1: Để thực hiện được dịch vụ công này này, bạn cần đăng nhập vào Cổng Dịch vụ công quốc gia (nếu chưa có tài khoản, bạn có thể tiến hành đăng ký tài khoản một cách dễ dàng trên Cổng Dịch vụ công quốc gia).
Bước 2: Trên Menu ở Trang chủ, bạn chọn “Thanh toán trực tuyến” rồi chọn “Thanh toán BHXH, BHYT”.
Bước 3: Chọn dịch vụ "gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình".
Bước 4: Nhập mã thẻ BHYT, chọn số tháng muốn gia hạn và thực hiện tra cứu. (ở bước này BHXH Việt Nam lưu ý, mã thẻ BHYT phải là mã thẻ của người tham gia BHYT theo hộ gia đình, có 2 ký tự đầu là "GD". Nếu nhập mã thẻ của đối tượng khác, hệ thống sẽ có cảnh báo).
Sau khi nhập đúng thông tin, màn hình sẽ hiển thị thông tin tra cứu theo mã thẻ BHYT đã nhập.
Ở bước này, bạn nên lựa chọn ngân hàng thụ hưởng của cơ quan BHXH cùng với ngân hàng mình mở tài khoản để tránh phải trả phí chuyển tiền liên ngân hàng, tiếp đó là bấm nút "thanh toán".
Bước 5: Khi click vào nút "thanh toán" ở bước trên, màn hình Payment Platform sẽ hiển thị để bạn lựa chọn ngân hàng hoặc trung gian thanh toán bạn có tài khoản. Ví dụ: chọn Ngân hàng Vietcombank rồi click vào nút "thanh toán". Hệ thống sẽ điều hướng qua trang Internet Banking của Ngân hàng Vietcombank.
Bước 6: Đăng nhập tài khoản ngân hàng để thực hiện thanh toán.
Bước 7: Hệ thống sẽ hiển thị lại thông tin thanh toán một lần nữa để bạn xác nhận. Nếu các thông tin đã chính xác, bạn click vào nút "xác nhận".
Bước 8: Xác nhận việc thanh toán bằng cách nhập mã OTP do ngân hàng gửi đến điện thoại của bạn.
Bước 9: Khi thanh toán thành công, hệ thống sẽ điều hướng quay trở lại giao diện của Cổng DVC quốc gia với thông báo "thanh toán thành công".
Như vậy, thẻ BHYT của bạn đã được gia hạn thành công và bạn sẽ nhận được tin nhắn của BHXH Việt Nam thông báo về thời hạn mới của thẻ BHYT.
Để kiểm tra kết quả gia hạn thẻ BHYT người tham gia có thể tự tra cứu theo các phương thức sau:
Thứ nhất, truy cập vào cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam tại hai địa chỉ sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/tra-cuu-thoi-han-su-dung-the-bhyt.aspx
Thứ hai, nhắn tin theo cú pháp: BH THE “Mã thẻ BHYT” gửi 8079.
Thứ ba, gọi điện đến tổng đài 1900.9068 của BHXH Việt Nam để được hướng dẫn.
Câu 8: Bạn đọc có địa chỉ email canhnn@savimex.com hỏi:
Năm 1987 tôi có vào làm việc tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Hóc Môn (xí nghiệp chuối sấy cũ) trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Huyện Hóc Môn và được vào biên chế dạng tốt nghiệp trung cấp kế toán chính quy. Đến năm 1991 công ty giải thể, toàn bộ công nhân viên đều nghỉ việc không được hưởng chế độ nào Vậy tôi muốn xác định xem trong khoảng thòi gian 4 năm làm việc tại công ty này có được cộng vào thời gian làm việc liên tục để hưởng lương hưu sau này tôi phải làm gì vì hồ sơ của công ty không còn do giải thể quá lâu Rất mong nhận được sự hỗ trợ?
Về nội dung bạn hỏi,
Ngày 18/9/2020, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành văn bản số 3595/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn tiếp thời gian công tác đối với người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trước ngày 1/1/1995. Đề nghị bạn liên hệ với BHXH TP.HCM để được hướng dẫn và giải quyết.
Câu 7: Bạn đọc có địa chỉ email nguyenthanhtuannt50@gmail.com hỏi:
Tôi có 2 sổ bhxh với 2 số khác nhau, hai sổ có khoảng thời gian đóng trùng từ tháng 1 đến tháng 4/2017 tại 2 công ty khác nhau và hiện tại tôi đã không còn làm việc cho cả hai công ty này, bên cạnh đó sổ bhxh đầu tiên tôi đã nhận trợ cấp thất nghiệp trong năm 2017. Hiện tại tôi đang tham gia bhxh với số sổ thứ 2 ở 1 công ty khác và khi lên bhxh để gộp chung thời gian tham gia bhxh về 1 sổ thì được hướng dẫn là 1 trong 2 công ty có thời gian đóng trùng phải báo giảm mới có thể gộp sổ được. Khi tôi liên hệ với 2 công ty có thời gian tham gia bhxh bị trùng thì cả 2 công tỳ đều từ chối hỗ trợ báo giảm. Anh/ chị hướng dẫn giúp các thủ tục để tôi có thể gộp sổ trong trường hợp này (khi 2 công ty đóng trùng không hỗ trợ báo giảm và ở 2 tỉnh khác nhau và khác với tỉnh tôi đang tham gia bhxh) Trân trọng cảm ơn.
Theo quy định tại khoản 67 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH “Trường hợp 1 người có từ 2 sổ trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi.
Cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc sinh sống thực hiện hoàn trả cho người lao động theo quy định.
Đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi đang làm việc hoặc sinh sống để được xem xét, giải quyết.
Câu 6: Bạn đọc có địa chỉ emai thutrinh@esuhai.com hỏi:
Theo Luật BHXH 2014, Điều 2, Khoản 1, điểm g: thì "Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;" thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Điều 85, khoản 2, điểm b thì "Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài."
Vậy tại sao tôi hướng dẫn cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng liên hệ với cơ quan bảo hiểm địa phương không thu, nói là chỉ thu theo bảo hiểm tự nguyện. Như vậy nếu NLĐ không tham gia thì có vi phạm pháp luật không?
Theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 2 và Khoản 2 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị ông/bà liên hệ với cơ quan BHXH nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Câu 5: Bạn đọc có địa chỉ email minhld@danang.gov.vn hỏi:
Tôi xin trình bày trường hợp của tôi như sau: Năm 1987 sau khi hoàn thành NVQS tôi về tham gia công tác tại địa phương. Đến tháng 11.1988 tôi được bầu làm Bí thư Đoàn phường 02 nhiệm kỳ liên tiếp từ tháng 11.1988 đến tháng 05.11995. Trước đây do nhiều lần thay đổi chổ ở nên Quyết định chuẩn y Bí thư Đoàn phường của tôi đã bị thất lạc (tuy nhiên hiện nay tôi vẫn còn giữ các giấy tờ liên quan đến chức danh trên). Sau khi nghĩ làm Bí thư Đoàn tôi được địa phương tiếp tục hợp đồng làm Ủy nhiệm thu thuế đất và các cổng tác khác đến tháng 03/2001 và tôi không tham gia đóng BHXH trong thời gian nay do lúc đó chưa có quy định BHXH cho người ngoài định biên công tác tại xã, phường. Đến tháng 04/2001 tôi được bầu làm Ủy viên tài chính phường, sau đó được phân công làm nhiều công tác khác tại địa phương cho đến nay và có tham gia đóng BHXH bắt buộc. Sau khi nghĩ làm Bí thư Đoàn phường tôi chưa nhận được bất kỳ khoản trợ cấp nghĩ việc nào. Đến nay thời gian công tác trong quân đội (02/1984 _ 05/1987) và thời gian công tác là Ủy viên tài chính và các nhiệm vụ khác của tôi từ tháng 04/2001 đến nay đã đóng BHXH có ghi trong sổ BHXH. Tuy nhiên thời gian làm Bí thư Đoàn của tôi là 6,5 năm (11/1988_05/1995) chưa được cộng dồn vào thời gian công tác đã được đóng BHXH để ghi vào sổ BHXH. Vậy tôi xin hỏi thời gian làm Bí thư Đoàn phường của tôi đã được tính đóng BHXH có được tính để cộng dồn vào sổ BHXH hay không, hồ sơ thử tục cần làm như thế nào? Nếu không được tính thi khoản hổ trợ sau khi nghĩ làm Bí thư Đoàn nay tôi có nhận được khống và cần liền hệ ở đâu để được giải quyết? Rất mong nhận được sự quan tâm giải đáp của quý cơ quan chức năng. Xin chấn thành cảm ơn! Địa chỉ nhận giải đáp: Emel: leminh041965@gmel.com Hoặc thư đến: 21/9 Tôn Thất Tùng, thành phố Đà Nẵng
Theo nội dung hỏi, trường hợp của bạn thuộc đối tượng quy định tại Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐCP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc. Đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi bạn sinh sống hoặc đang làm việc để được hướng dẫn và giải quyết.
Câu 4: Bạn đọc có địa chỉ email lehongduc2112@gmail.com hỏi:
Công ty này em mới đăng ký thành lập ngày 3/11/2020. Trước đó nó là chi nhánh, bây giờ công ty chính đã bán cho người khác nên tách ra thành lập. Công nhân viên thời điểm hiện tại vẫn đang đóng nhờ Bảo hiểm bên công ty cũ, chưa chốt sổ. Em có thể làm thủ tục cấp mã BHXH cho đơn vị trước, rồi khai báo tăng cho công nhân sau được không?
BHXH Việt Nam:
Trường hợp công ty bạn tách ra thành lập thì thủ tục đăng ký tham gia BHXH như sau:
1, Đối với đơn vị:
2, Đối với NLĐ:
Câu 3: Bạn đọc có địa chỉ email duocrio@gmail.com hỏi:
Tôi là kế toán kiêm nhân viên bảo hiểm của Công ty CP dược RIO ở Tam Điệp, Ninh Bình. Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp và hỗ trợ như sau: Tháng 3/2020 công ty tôi có tiếp nhận 1 nhân viên làm CTV bán hàng tại các cửa hàng thuốc ở các tỉnh từ Công ty CP dược Mediplantex và báo tăng trên hệ thống điện tử bình thường. Tháng 7/2020, nhân viên này gửi hồ sơ thanh toán thai sản về công ty và tôi thấy ngày sinh con là 15/02/2020. Tôi có gọi cho nhân viên thì bảo do dịch dã rồi quên báo lại. Tôi đã báo giảm thai sản cho nhân viên từ tháng 3/2020. Tôi gửi hồ sơ giải quyết thai sản thì được BHXH thành phố Tam Điệp trả lời là hồ sơ phải do công ty Mediplantex giải quyết. Nhân viên BH trên Mediplantex gửi hồ sơ cho BHXH Thanh Xuân và được hướng dẫn chuyển đổi phương án giảm hẳn thành thai sản. Sau đó BHXH Thanh Xuân yêu cầu Công ty tôi chuyển phương án từ giảm TS sang GH từ tháng 3/8 (Tôi đã báo tăng lại lao động TS vào tháng 9). Tiếp đó, BHXH Thanh Xuân lại yêu cầu làm hồ sơ truy đóng trước khi giảm thai sản. Tôi muốn hỏi như vậy có đúng không hay bên BHXH Thanh Xuân đang làm khó công ty? Chúng tôi mong được hướng dẫn để giải quyết công việc được thuận lợi nhất.
Khoản 2 Điều 102 Luật BHXH quy định: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định nộp cho cơ quan BHXH.
Căn cứ quy định nêu trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động ký hợp đồng lao động với Công ty cho cơ quan BHXH nơi Công ty đóng BHXH. Trường hợp người lao động Bạn nêu nếu do Công ty Dược Mediplantex ký hợp đồng lao động và đóng BHXH thì thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản do Công ty Dược Mediplantex lập và gửi cơ quan BHXH nơi Công ty Dược Mediplantex đóng BHXH. Trường hợp người lao động sinh con ngày 15/2/2020, Bạn báo giảm thai sản đối với người lao động từ tháng 3/2020 là đúng quy định.
Đối chiếu với các quy định nêu trên, trường hợp Công ty Bạn nợ BHXH và chưa đóng đủ BHXH đối với người lao động để giải quyết chế độ thai sản thì Công ty Bạn phải đóng đủ BHXH đối với người lao động (truy thu tiền đóng BHXH) để giải quyết chế độ thai sản theo quy định.
Câu 2: Bạn đọc có địa chỉ emai lephuongk35hlu@gmail.com hỏi:
Em đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN bắt buộc. Trong những thủ tục hành chính sau thì những thủ tục hành chính nào công ty không có trách nhiệm phải hỗ trợ NLĐ, mà em phải tự đi làm:
1. Cấp lại thẻ BHYT do em bị mất
2. Cập nhật số căn cước công dân thay cho số CMT
3. Cấp lại sổ BHXH do em làm mất
4. Cấp lại tờ rời ghi quá trình đóng BHXH do em bị mất
5. Gộp sổ do em có 2 sổ BHXH
6. Ngoài các thủ tục trên thì có thủ tục nào liên quan đến Bảo hiểm mà e có thể tự đi làm không cần qua công ty không?
Theo quy định tại Tiết c Điểm 11 Khoản 1 Điều 31 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam: “Các trường hợp cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT, người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH”. Theo quy định nêu trên các trường hợp bạn hỏi người lao động có thể trực tiếp nộp cho cơ quan BHXH hoặc nộp hồ sơ thông qua đơn vị sử dụng lao động.
Câu 11: Bạn đọc có địa chỉ email hongthoa.acc418@gmail.com hỏi:
Giám đốc công ty chúng tôi cũng là TV góp 95 vốn điều lệ, không nhận tiền lương, tiền công của DN, nhưng theo thỏa ước của Hội đòng Thành viên, Người điều hành DN được nhận các khoản khoán chi: tiền ăn ca, điện thoại, xăng xe, nhà ở. vậy Giám đốc của công ty chúng tôi có thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH hay không?
Căn cứ quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hướng dẫn tiền lương thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Đối chiếu quy định nêu trên, Giám đốc công ty Bạn không hưởng tiền lương, tiền công thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Câu 1: Bạn đọc có địa chỉ email chimcanhcutlazy@gmail.com hỏi:
Từ tháng 9/1979 đến tháng 3/1987 tôi là chiến sỹ công an truy quét fulro, từ 4/1987 đến 5/1990 cán bộ đội cơ động, sau đó tôi xin nghỉ việc đến 9/2008 tôi làm bảo vệ trường. Thời gian công an tôi chưa nhận trợ cấp thôi việc, nay tôi cộng nối thời gian công an để tính thời gian tham gia BHXH. Tôi nghe thời gian làm việc trong ngành công an 1 năm quy đổi thành 1 năm 3 tháng, tôi có 10 năm 9 tháng trong công an vậy tôi được quy đổi cộng 13 năm 9 tháng vào quá trình tham gia BHXH hay chỉ được cộng 10 năm 9 tháng vào quá trình tham gia BHXH. Rất mong được tư vấn. Xin cảm ơn.
Khoản 6 Điều 123 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định: Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01/01/1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng BHXH. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01/01/1995 để hưởng BHXH được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01/01/1995 để hưởng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân. Theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành thì thời gian công tác để tính hưởng BHXH là thời gian công tác thực tế, không có quy định việc quy đổi thời gian công tác.
Do Ông không cung cấp hồ sơ có liên quan đến quá trình công tác trong ngành Công an nên BHXH Việt Nam chưa có đủ căn cứ để trả lời cụ thể. BHXH Nam thông tin đến Ông nội dung quy định về tính thời gian công tác trước ngày 01/01/1995 để Ông nắm được. Đề nghị Ông cung cấp toàn bộ hồ sơ gốc liên quan đến quá trình công tác trong lực lượng Công an nhân dân gửi đến cơ quan BHXH địa phương để được xem xét, trả lời cụ thể.
Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số