Không tăng lương tối thiểu năm 2021 nhằm tạo điều kiện cho DN phục hồi
04/03/2021 06:58 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bộ LĐ-TB&XH vừa có dự thảo báo cáo gửi các bộ, ngành lấy ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu điều chỉnh lương tối thiểu 2021 và thời điểm điểu chỉnh lương tối thiểu.
Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH nêu rõ, trong năm 2020, do tác động của dịch Covid-19, Hội đồng Tiền lương quốc gia quyết định lựa chọn, thống nhất phương án khuyến nghị Chính phủ không điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2021. Với phương án này, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã báo cáo rõ, với dự kiến CPI tăng 4%, thì mức lương tối thiểu năm 2020 đã cao hơn mức sống tối thiểu 1,51% (gồm vượt theo CPI thực tế năm 2019 là 1,21% và mức bình quân các vùng lương tối thiểu năm 2020 cao hơn mức sống tối thiểu là 0,3%). Thực tế, CPI cả năm 2020 tăng 3,23% (thấp hơn mức dự kiến), nên lương tối thiểu năm 2020 sau khi cập nhật lại đã đảm bảo cao hơn 2,28% so với mức sống tối thiểu.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH thăm DN năm 2020 (ảnh minh họa)
Do vậy, theo Bộ LĐ-TB&XH, khi tiếp tục giữ nguyên mức lương tối thiểu này để áp dụng cho năm 2021, thì vẫn đáp ứng được mức sống tối thiểu. Trường hợp CPI cả năm 2021 tăng cao hơn 2,28%, thì về nguyên tắc, Hội đồng sẽ tính toán phần lương tối thiểu thấp hơn mức sống tối thiểu để xem xét đưa vào điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ năm 2022.
Dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê về lao động và việc làm năm 2020, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, tình hình sản xuất kinh doanh của DN, việc làm của NLĐ hiện vẫn còn nhiều khó khăn và chưa thể phục hồi như trước khi xảy ra dịch bệnh. Cụ thể, trong năm 2020, cả nước có 101.700 DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm 2019. Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 8.500 DN rút lui khỏi thị trường.
Lực lượng lao động là 54,6 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với năm 2019. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,48%, cao hơn 0,31% so với năm 2019. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53,4 triệu người, giảm 1,26 triệu người so với năm 2019. Thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương là 6,62 triệu đồng/người/tháng, giảm 75.800 đồng so với năm 2019.
Điều này cho thấy, trong năm 2020 mặc dù lương tối thiểu được điều chỉnh tăng, nhưng thu nhập của NLĐ vẫn giảm. Do lương tối thiểu chỉ để bảo đảm mức sàn thấp nhất cho NLĐ, tăng lương tối thiểu không dẫn đến việc tăng tiền lương, thu nhập chung của NLĐ.
Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH cũng cho rằng, tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp tại Việt Nam cũng như trên thế giới, chưa thể dự báo được chính xác thời điểm kết thúc và mức độ ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội trong nước từ nay đến cuối năm 2021.
Từ thực tế trên, Bộ LĐ-TB&XH nhận định, việc không điều chỉnh lương tối thiểu năm 2021 là phù hợp, tạo điều kiện cho DN phục hồi, NLĐ duy trì việc làm, tái tham gia thị trường lao động trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và sau 13 năm liên tục điều chỉnh mức lương tối thiểu.
Tạp chí Bảo hiểm xã hội
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số