Ngành BHXH: Vừa phòng chống dịch, vừa thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao
28/05/2021 09:38 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bên cạnh chủ động phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, toàn ngành BHXH Việt Nam còn phải nỗ lực hoàn thành toàn diện nhiệm vụ chính trị được giao, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, hoàn thành chính sách pháp luật BHXH, BHYT.
Thực hiện mục tiêu kép
Đến hết tháng 5/2021, cả nước có khoảng 16,468 triệu người tham gia BHXH, chiếm 33,08% lực lượng lao động trong độ tuổi. Trong đó gồm:15,211 triệu người tham gia BHXH bắt buộc; 1,256 triệu người tham gia BHXH tự nguyện; khoảng 13,505 triệu người tham gia BH thất nghiệp và khoảng 87,416 triệu người tham gia BHYT (đạt tỷ lệ bao phủ 89,56% dân số). Cũng trong tháng 5, toàn Ngành đã giải quyết 5.814 hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng; 116.745 người hưởng trợ cấp một lần (trong đó 109.886 người nghỉ việc hưởng BHXH một lần); giải quyết 793.833 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DS-PHSK. Đồng thời, giải quyết cho 56.885 người hưởng các chế độ BH thất nghiệp; 12,620 triệu lượt người KCB BHYT nội trú và ngoại trú.
Cùng với đó, trên cơ sở kế hoạch Chính phủ giao năm 2021, BHXH Việt Nam đã rà soát, phân bổ kế hoạch thu và phát triển người tham gia BHXH, BHYT phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội, dư địa cũng như tiềm năng của từng địa phương. Đồng thời, hướng dẫn BHXH các tỉnh tổ chức ký hợp đồng đại lý thu BHXH, BHYT và triển khai chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình với hệ thống Viettel; tiếp tục tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc phát triển người tham gia BHXH, BHYT; đôn đốc thu, giảm nợ; tăng cường thực hiện thanh tra chuyên ngành đột xuất đối với DN nợ đóng, chậm đóng BHXH, BHYT...
Bên cạnh đó, nhằm tạo thuận lợi cho người dân đi KCB BHYT, BHXH 10 tỉnh, thành phố đã có báo cáo đánh giá tình hình triển khai thí điểm sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID tại các cơ sở y tế trên địa bàn. Trên cơ sở đó, BHXH Việt Nam đã đề xuất, xin ý kiến thống nhất của Bộ Y tế về việc triển khai, sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID khi đi KCB BHYT từ 1/6/2021 trên phạm vi toàn quốc. Mặt khác, BHXH Việt Nam cũng tham gia cùng Bộ Y tế hoàn thiện, ban hành Thông tư hướng dẫn thanh toán chi phí KCB BHYT theo định suất, hướng dẫn thực hiện thí điểm tại 3 tỉnh; cung cấp thông tin với Bộ Y tế về xu hướng giá thanh toán BHYT của thuốc, VTYT năm 2020 để làm cơ sở xem xét, tính toán, thông báo hệ số k thuốc phục vụ cho quyết toán chi phí KCB BHYT năm 2020. Đặc biệt, đã chỉ đạo BHXH các tỉnh phối hợp với cơ sở KCB BHYT tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, như: Tổ chức kê đơn, cấp phát thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mãn tính với thời gian dài hơn cho tất cả các đối tượng (tối đa 3 tháng); xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với người bệnh; thanh quyết toán chi phí KCB BHYT liên quan đến dịch Covid-19; chuyển tuyến, hẹn tái khám phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương, đảm bảo thuận lợi cho người tham gia BHYT và an toàn trong phòng chống dịch bệnh.
Diễn biến hết sức phức tạp, khó lường của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều DN và đời sống của NLĐ, nhất là tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh. Theo ước tính, đến ngày 25/5/2021, tại tỉnh Bắc Giang có khoảng 625 DN với 263.627 NLĐ tham gia BHXH và tỉnh Bắc Ninh có khoảng 125 DN với 17.982 NLĐ tham gia BHXH bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Như vậy, trung bình mỗi đơn vị có khoảng 30% số NLĐ phải nghỉ việc do nằm trong khu vực bị cách ly, phong tỏa. Cùng với đó, số lượng lớn công nhân là F1 phải cách ly tập trung và F2 cách ly tại nhà; nhiều DN thuộc ngành nghề du lịch, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở mầm non tư thục phải cho 100% NLĐ nghỉ việc, nên không có doanh thu...
Trước tình hình này, BHXH Việt Nam đã kịp thời chỉ đạo BHXH tỉnh báo cáo, tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh đôn đốc, chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị SDLĐ phối hợp với cơ quan BHXH giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Mặt khác, BHXH các tỉnh cũng phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tiếp tục thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với DN theo quy định; hướng dẫn các đơn vị, DN đẩy mạnh giao dịch điện tử, gửi thông báo, trao đổi với đơn vị, DN thông qua thư điện tử, điện thoại…; hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp, đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh theo quy định.
Nỗ lực vì NLĐ
Hiện nay, BHXH Việt Nam tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC; mở rộng cung cấp DVC trực tuyến mức độ 4 (100% DVC của Ngành được thực hiện ở mức độ 4) và cung cấp thêm các DVC trên Cổng DVC quốc gia. Cùng với đó, Ngành cũng tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống CSDL tập trung và các phần mềm nghiệp vụ; hoàn thiện, bổ sung các tiện ích mới trên ứng dụng VssID; cập nhật bổ sung dữ liệu hộ gia đình, cấp mã số BHXH cho người tham gia BHXH, BHYT... Qua đó, đã phát huy tối đa hiệu quả của nền tảng CNTT, giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp thông qua giao dịch điện tử, ứng dụng VssID thay cho thẻ BHYT giấy khi đi KCB BHYT từ ngày 1/6/2021, góp phần cùng cả nước phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả.
Song song với đó, BHXH Việt Nam cũng đang triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 125/NQ-CP của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH. Theo đó, phấn đấu hết năm 2021, cả nước có 17,54 triệu người tham gia BHXH, chiếm khoảng 35,2% so với lực lượng lao động trong độ tuổi và vượt 0,2% so với chỉ tiêu tại Nghị quyết 28-NQ/TW; 14,20 triệu người tham gia BH thất nghiệp, chiếm khoảng 28,5% so với lực lượng lao động trong độ tuổi và vượt 0,5% so với chỉ tiêu tại Nghị quyết 28-NQ/TW; 89,38 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ khoảng 91,56% dân số... Để đạt mục tiêu này, toàn Ngành sẽ triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp như: Đẩy mạnh phát triển người tham gia BHXH, BHYT; đôn đốc thu, giảm nợ, không để phát sinh nợ BHXH, BHYT trong những tháng tiếp theo; phối hợp với các bộ, ngành triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành, đặc biệt sẽ tăng cường thanh tra chuyên ngành đột xuất tại các đơn vị có dấu hiệu nợ đọng, lạm dụng quỹ BHXH, BHYT.
Ngoài ra, toàn Ngành cũng nghiêm túc thực hiện đầy đủ, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người tham gia. Kịp thời triển khai các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ DN, người dân gặp khó khăn do dịch bệnh theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và diễn biến của dịch bệnh. Đặc biệt, thực hiện phân công, phân nhiệm đảm bảo nguyên tắc: Rõ người, rõ việc, rõ quy trình trách nhiệm; rõ kết quả; phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; tạo thuận lợi tối đa cho đơn vị, DN, người dân tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
(* Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Tạp chí Bảo hiểm xã hội
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số