Sức khỏe và BHYT: Mối quan tâm của nhiều người
14/05/2022 02:50 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tác động nặng nề của đại dịch đã cho thấy mối quan tâm về sức khỏe của người dân nổi lên, với tỷ lệ quan ngại về y tế và BHYT tăng mạnh từ 2% lên 23% chỉ trong 2 năm. Y tế và BHYT đã trở thành mối quan ngại lớn nhất của người dân, bên cạnh quan ngại về tăng trưởng kinh tế của đất nước và việc làm.
Đó là nhận định trong Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2021, do Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) cùng các đối tác mới công bố. Theo bà Caitlin Wiesen- Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, những phát hiện từ Báo cáo PAPI 2021 có ý nghĩa quan trọng, phản ánh tác động của đại dịch COVID-19 tới hiệu quả quản trị công, có sự tham gia của người dân. Điều này giúp chính quyền các cấp chuẩn bị các kịch bản ứng phó với những khủng hoảng kinh tế và sức khỏe tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
Kết quả PAPI 2021 đã phản ánh phần nào thực tế tác động nặng nề của giãn cách xã hội toàn phần kéo dài do làn sóng COVID-19 lần thứ 4. Đáng chú ý, Báo cáo cho thấy, người dân quan tâm nhất đến sức khỏe và kinh tế, trong khi thách thức về quản trị công gia tăng. Năm 2021 cũng là năm Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, cho thấy mối quan tâm về sức khỏe của người dân nổi lên, với tỷ lệ quan ngại về y tế và BHYT tăng mạnh từ 2% lên 23% chỉ trong 2 năm. “Y tế và BHYT trở thành mối quan ngại lớn nhất của người dân, bên cạnh quan ngại về tăng trưởng kinh tế của đất nước và việc làm”- Báo cáo nhận định.
Trong khi đó, tỷ lệ người dân hài lòng với cách ứng phó với đại dịch COVID-19 của các cấp chính quyền đã giảm, từ 89% năm 2020 xuống còn 84% năm 2021. Đặc biệt, với lĩnh vực y tế, mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ của BV công tuyến quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh giảm sút. Trong khi đó, tỷ lệ người dân cho biết họ hoặc người thân trong gia đình phải “chung chi” để được chăm sóc tốt hơn tại BV công tuyến huyện tăng nhẹ…
Có thể khẳng định, Chỉ số PAPI đã cho thấy những hạn chế, bất cập trong lĩnh vực chăm sóc người dân, khi cả nước vẫn còn gần 10% dân số chưa tham gia BHYT, khiến nhiều người có thể nghèo hóa do không có thẻ BHYT để đi khám và điều trị bệnh. Đây là điều đáng quan ngại, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp thời gian qua, cùng với đó là một số căn bệnh mới xuất hiện đòi hỏi chi phí điều trị cao.
Hiện nay, dự thảo Luật KCB và dự thảo Luật BHYT (sửa đổi) đang trong quá trình hoàn thiện để sớm trình Quốc hội thông qua. Vì vậy, những cảnh báo trong Báo cáo PAPI 2021 sẽ là cơ sở để các nhà làm luật có thêm cái nhìn khách quan và toàn diện hơn, trong việc tham vấn, sửa đổi luật, để khắc phục những bất cập và quan ngại mà người dân đang đối mặt.
Tạp chí BHXH
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Giới thiệu BHXHVN 2021 TIENG ANH
Giới thiệu ứng dụng VssID Tiếng Hàn Quốc