• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Nguyễn Linh Nga
Email:
ngalinhnguyen@gmail.com
Ngày gửi:
16/08/2022
Lĩnh vực:
Chế độ chính sách
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Theo như thời gian công tác tại đơn vị của người này là 1 năm, thì số ngày nghỉ tối đa là 30 ngày Vậy nếu họ nghỉ hết 30 ngày nhưng chưa phục hồi và vẫn phải còn nằm viện thì đơn vị em phải giải quyết cho NLĐ như thế nào ạ?

Trả lời bởi:
Phòng Chế độ BHXH
Ngày trả lời:
16/08/2022
File đính kèm:
Câu trả lời:

Trường hợp trên nếu đơn vị bạn xác định NLĐ bị tai nạn giao thông là Tai nạn lao động thì không được thanh toán ốm đau;

Điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh quy định: Ngườ lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ-BNN được hưởng chế độ TNLĐ khi bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian, tuyến đường hợp lý và bị suy giảm khả năng lao động 5% trở lên. Việc xác định NLĐ bị tai nạn lao động hay không thuộc trách nhiệm của đoàn điều tra TNLĐ. Trường hợp nhân viên bạn bị giao thông trên đường đi làm về, nếu được đoàn điều tra TNLĐ kết luận là TNLĐ thì không được thanh toán ốm đau trong thời gian điều trị TNLĐ theo quy định nếu trên.

 Trường hợp NLĐ không được xác định là TNLĐ, thì đơn vị bạn lập hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho cơ quan BHXH để xem xét giải quyết.

Việc báo giảm đối với NLĐ không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng đơn vị thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 23 Quyết định hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH việt Nam ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hộ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế