Tăng tỷ lệ bao phủ BHYT để người dân đi KCB không phải bỏ tiền mua thuốc
09/11/2020 10:04 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chiều 9/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã trả lời chất vấn của các ĐBQH về một số vấn đề, như một bộ phận NLĐ về hưu có mức lương thấp, tình trạng người tham gia BHYT nhưng khi đi KCB vẫn phải bỏ tiền mua thuốc...
Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) về điều trị theo BHYT vẫn còn việc bỏ tiền túi để mua thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, có rất nhiều ý kiến phản ánh các bệnh nhân KCB BHYT nhưng vẫn phải ra hiệu thuốc mua theo đơn của bác sĩ điều trị. Để khắc phục triệt để tình trạng này, cần phải nhìn nhận đúng nguyên nhân. Theo đó, có 2 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này.
Thứ nhất, nhiều ý kiến, kể cả của các bác sĩ nói rằng, chính sách thanh toán BHYT không phù hợp- điều đó đúng sự thực nhưng có căn nguyên. Hiện nay, mệnh giá một người đóng trung bình BHYT có tăng lên, nhưng mới đạt 1,1 triệu đồng/người/năm- so với các nước trong khu vực như Philippines thì mức đóng của ta mới chỉ bằng 1/3, so với Thái Lan chỉ bằng 1/4. Trong khi đó, chúng ta sản xuất được nhiều thuốc, nhưng hơn 90% nguyên liệu vẫn phải nhập từ nước ngoài, nên giá thuốc theo mặt bằng quốc tế.
Chúng ta đã cố gắng giảm giá thuốc rẻ hơn các nước trong ASEAN, nhưng cũng chỉ rẻ hơn 10-15%. Vì vậy, BHYT không thể thanh toán tất cả các loại thuốc, mà thường xu thế chỉ thanh toán những loại thuốc tạm gọi là thông thường; còn những loại thuốc đắt tiền, thuốc phát minh (thường gọi là biệt dược gốc), nhiều loại người bệnh phải bỏ tiền túi. Hiện nay, hàng năm chúng ta chi khoảng 120.000 tỷ đồng tiền thuốc, thì BHYT thanh toán khoảng 36-37%. Để khắc phục vấn đề này, chúng ta phải duy trì, tăng tỷ lệ bao phủ BHYT và phải tăng mệnh giá. Muốn vậy, thu nhập người dân phải tăng lên, phần NSNN hỗ trợ cũng phải có nguồn thu nhiều hơn. Đây là một quá trình dài hơi, liên tục phải tiếp tục cố gắng.
Thứ hai, rất nhiều bệnh nhân phản ánh và đánh giá rằng, do có tiêu cực, sự móc nối giữa bác sĩ điều trị và các trình dược viên, các công ty thuốc và nhà thuốc kê đơn ra để ăn hoa hồng. Trong nhiều năm, ngành y tế đã chỉ đạo rất quyết liệt và có thể nói rằng có hiện tượng đó nhưng không phải là tất cả. Để khắc phục nguyên nhân này, chỉ có một cách là công khai, minh bạch bằng CNTT. "Chúng ta có tới hơn 20.000 loại thuốc và dịch vụ, hàng triệu lượt KCB một năm, thì không thể nào kiểm soát được nếu không tin học hóa. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế và những năm vừa rồi đã làm rất tốt"- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Cũng theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong thời gian được phân công trực tiếp điều hành Bộ Y tế, cùng với việc chỉ đạo chống dịch Covid-19, bản thân ông và lãnh đạo Bộ Y tế cũng đã tập trung quyết liệt thực hiện tin học hóa, để đẩy nhanh tiến độ rất nhiều lần. Vì vậy, một số việc đã hoàn thành như: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, xây dựng nền tảng KCB từ xa, từng bước công bố tất cả những thông tin liên quan đến quản lý ngành y tế…
"Tới đây, Bộ Y tế sẽ kết nối toàn bộ hệ thống quản lý của các cơ sở y tế, nhà thuốc, làm hóa đơn điện tử, bệnh án điện tử thì mới kiểm soát tốt. Chúng ta cũng phải đẩy mạnh liên thông xét nghiệm để giảm lãng phí”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tạp chí Bảo hiểm xã hội
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số