Hội nghị ASSA 37: Nhiều kiến nghị, đề xuất được các thành viên quan tâm
10/12/2020 03:19 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngay sau Phiên toàn thể, chiều cùng ngày (9/12), đã diễn ra cuộc họp Ban Chấp hành Hiệp hội ASXH ASEAN lần thứ 37 (ASSA 37). Ông Haji Omar bin Mohd. Dali- Tổng Giám đốc Quỹ Tín thác cho NLĐ Brunei, Chủ tịch ASSA 36 và ông Ouk Samvithyea- Tổng Giám đốc Quỹ ASXH Quốc gia Campuchia, Phó Chủ tịch Hiệp hội ASSA đã điều hành hội nghị.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, ông Haji Omar bin Mohd. Dali- Chủ tịch ASSA cho biết: “Như chia sẻ khi bắt đầu Hội nghị, hình thức họp trực tuyến chưa có tiền lệ từ trước đến nay; song nỗ lực của các thành viên được đánh giá cao, góp phần chia sẻ thông tin về kinh nghiệm thực hiện chính sách giữa các tổ chức thành viên”. Đồng thời, đề nghị các thành viên thông qua Biên bản họp Ban Chấp hành ASSA 36- biên bản có 17 trang được 100% đại biểu tham dự biểu quyết thông qua.
Cũng theo ông Haji Omar bin Mohd. Dali, một số vấn đề phát sinh từ Biên bản họp Ban Chấp hành như xây dựng tiêu chí thành viên mới của ASSA. Trong đó, hầu hết các thành viên đều đồng ý với các tiêu chí đề xuất bao gồm: Thành viên của ASEAN; tổ chức phi lợi nhuận; có liên quan đến ASXH; lĩnh vực công. Bên cạnh đó, đề nghị Ban Thư ký tiếp tục xem xét, tổng hợp ý kiến đóng góp của các tổ chức thành viên; hoàn thiện đề xuất gửi Ban Chấp hành quyết định trong thời gian tới.
Về đề xuất thành lập Ban Thư ký Thường trực ASSA, ông Haji Omar bin Mohd. Dali bày tỏ ủng hộ đề xuất này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và điều phối một cách toàn diện các chương trình, kế hoạch về chia sẻ kinh nghiệm, dữ liệu trong khối. Tuy nhiên, cần phải có thêm thời gian và dự toán kinh phí trước khi các tổ chức thành viên đưa ra quyết định cuối cùng về nội dung này.
Về các khoản cam kết đầu tư bền vững cũng được nêu lên tại cuộc họp Ban Chấp hành. Theo đó, cần phải đảm bảo sự bền vững của những đầu tư đó phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững mà Liên hợp quốc đã đề ra. Tuy nhiên, theo ý kiến các tổ chức thành viên, cần phải bàn thảo thêm để xác định rõ các tiêu chí đầu tư hiệu quả, bởi mỗi tổ chức ASXH sẽ có một đầu tư khác nhau…
Tại phần thảo luận nội dung đề xuất của các tổ chức thành viên, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết: Hiện tại, trang web của Hiệp hội đã có tương đối đầy đủ các đầu mục, tuy nhiên mức độ tương tác của các tổ chức thành viên và đối tác với trang web vẫn còn hạn chế, chưa phát huy được tiềm năng cung cấp, chia sẻ thông tin và kết nối thành viên.
Do đó, theo Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh, để tăng cường kết nối, các tổ chức thành viên cần chủ động và tăng cường khai thác, bổ sung thông tin cho chuyên mục này, như: Thông tin về các hội nghị, hội thảo và các khóa đào tạo (trực tuyến hoặc trực tiếp) lên website trước khi sự kiện diễn ra để các tổ chức thành viên có thể đăng ký tham gia. Đưa các bài thuyết trình, chia sẻ kinh nghiệm lên website sau khi tổ chức hội thảo để các thành viên tham khảo. Đưa thông tin các diễn giả, thuyết trình viên vào danh sách diễn giả cho các chủ đề để có thể làm nguồn tham khảo diễn giả khách mời cho các hội nghị sau.
Đại diện BHXH Việt Nam cũng đề xuất tăng cường chia sẻ, kết nối với các đối tác ngoài ASSA. Theo đó, ngoài họp Ban Chấp hành, Hiệp hội có thể cân nhắc mở rộng lồng ghép các cuộc đối thoại theo cơ chế ASSA+1 hoặc ASSA+2 với các đối tác quốc tế ngoài ASSA do Ban Chấp hành lựa chọn. Đối tác lựa chọn cho đối thoại ASSA+1 hoặc ASSA+2 phải là những đối tác có uy tín, kinh nghiệm và sẵn sàng hỗ trợ cộng đồng và hệ thống ASXH của ASEAN phát triển bền vững; là cầu nối để các quốc gia khớp nối nhu cầu hỗ trợ của mình với khả năng đáp ứng của đối tác quốc tế. “Nếu đồng thuận, BHXH Việt Nam đề nghị các tổ chức thành viên đề xuất các đối tác tin cậy để Ban Chấp hành cân nhắc, lựa chọn. Về phía BHXH Việt Nam, chúng tôi đề xuất ISSA và ILO…”- Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh nói.
Cùng với đó, BHXH Việt Nam cũng đề xuất cụ thể hoá và hưởng ứng sáng kiến của Việt Nam đã được Hội nghị Cấp cao ASEAN 2020 thông qua như: Triển khai Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19; Kho dự phòng vật tư y tế khu vực ASEAN về ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp; Khung Chiến lược ASEAN về ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp; Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch thực hiện. BHXH Việt Nam cũng kêu gọi các tổ chức thành viên ASSA duy trì, phát triển tinh thần hợp tác vốn có của ASEAN, ASSA; tăng cường gắn kết nội khối, chủ động, thích ứng với những diễn biến khó lường của khu vực và thế giới.
Trước mắt, BHXH Việt Nam đề xuất Hiệp hội ASSA xây dựng một chiến lược ứng phó về ASXH, với các tình trạng khẩn cấp cho NLĐ, đặc biệt là NLĐ di cư khu vực ASEAN, những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế. Đồng thời, đề xuất hợp nhất nhiệm kỳ Chủ tịch ASSA và Chủ tịch ASEAN, do hiện tại nhiệm kỳ Chủ tịch ASSA đang sớm hơn một năm so với nhiệm kỳ ASEAN, qua đó giúp các hoạt động của ASSA được lồng ghép và điều phối hiệu quả hơn.
Tại cuộc họp, các thành viên đều thống nhất và ủng hộ đề xuất hợp nhất Năm Chủ tịch ASSA và Năm Chủ tịch ASEAN. Tuy nhiên, vấn đề đưa các hoạt động của ASSA chính thức vào ASEAN cần được cân nhắc trong dài hạn và cần xây dựng một lộ trình thích hợp. Do đó, các tổ chức thành viên cần tham vấn Bộ Ngoại giao của quốc gia mình; trên cơ sở đó xây dựng đề cương và lộ trình cụ thể làm căn cứ trao đổi, đề xuất với ASEAN.
Cũng nhân dịp này, Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2019-2020 (ASSA 36) đã thực hiện nghi thức chuyển giao chức Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2020-2021 (ASSA 37) cho đại diện Quỹ ASXH Quốc gia Campuchia (NSSF); chuyển giao chức Phó Chủ tịch ASSA cho đại diện BPJS Ketenagakerjaan (BPJS Lao động) Hiệp hội ASXH Quốc gia Indonesia (INSSA); chuyển giao chức Tổng Thư ký ASSA cho đại diện Indonesia; bàn giao Biểu trưng và các tài liệu cho Chủ tịch và Tổng Thư ký ASSA 37.
Tiếp nhận chức Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2020-2021, ông Ouk Samvithyea- Tổng Giám đốc Quỹ ASXH Quốc gia Campuchia đã cảm ơn sự hỗ trợ, hợp tác mà Chủ tịch ASSA 36 đã thể hiện trong suốt nhiệm kỳ, nhất là có nhiều kinh nghiệm chia sẻ thông tin trong năm vừa rồi cho các thành viên. “ASSA đã có hơn 20 năm thành lập, phát triển và có đóng góp cho khu vực nói chung, mang lại phúc lợi cho mọi người dân, nhất là NLĐ phi chính thức. Campuchia sẽ tiếp tục chặng đường hợp tác xây dựng đã được Hiệp hội duy trì trong suốt thời gian vừa qua”- ông Ouk Samvithyea nhấn mạnh.
Cũng tại Hội nghị này, các thành viên đã biểu quyết ủng hộ kết nạp Quỹ Hưu trí (KWAP) Malaysia là thành viên mới của Hiệp hội ASSA. Bên cạnh đó, Hội nghị đã đề xuất Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2021-2022 là Indonesia; đồng thời đề xuất dự kiến thời gian tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành ASSA 38 vào ngày 16-17/9 tại Jogjakarta (Indonesia).
Tạp chí Bảo hiểm xã hội
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số