Nghị định số 01/2021/NĐ-CP là công cụ pháp lý quan trọng và là giải pháp khắc phục tình trạng doanh nghiệp trốn đóng BHXH
18/01/2021 09:45 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Trong những năm gần đây tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) diễn ra khá phổ biến và có chiều hướng gia tăng. Theo dữ liệu do Tổng cục Thuế cung cấp, năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk số doanh nghiệp chưa đăng ký tham gia BHXH là 1.537 doanh nghiệp, với 10.619 lao động, số doanh nghiệp đã đăng ký tham gia nhưng chưa đóng đủ số người thuộc diện tham gia BHXH là 2.003 doanh nghiệp, chính việc không chấp hành các quy định của pháp luật về BHXH đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động khi không may bị ốm đau, bệnh tật…và ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng diện bao phủ BHXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ảnh minh họa
Để khắc phục tình trạng trên, thời gian qua BHXH tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều biện pháp như đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động; đối với các doanh nghiệp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH thì gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký đóng và đóng BHXH cho người lao động, sau 02 lần gửi thông báo nếu doanh nghiệp không thực hiện sẽ cử cán bộ trực tiếp đến doanh nghiệp lập biên bản trên có sở đó đề xuất thanh tra đột xuất về đóng BHXH; đối với các trường hợp cố tình trốn đóng BHXH, hoàn thiện hồ theo quy định, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để kiến nghị xử lý hình sự theo đúng quy định của pháp luật… Tuy nhiên, đây chỉ là các giải pháp xử lý sau khi doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động, vấn đề chính là làm sao khi doanh nghiệp đăng ký thành lập thì đồng thời phải đăng ký tham gia BHXH cho người lao động.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ, thì mã doanh nghiệp chỉ đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ, thì mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia BHXH của doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.
Đây chính là công cụ pháp lý quan trọng và là giải pháp khắc phục tình trạng doanh nghiệp trốn đóng BHXH, góp phần đảm bảo quyền lợi của người lao động./.
Huỳnh Kim Tưởng
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số