Đóng tiếp BHXH tự nguyện- Lựa chọn sáng suốt
09/03/2021 10:50 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tháng 1/2019, bà Bùi Thị Hợp (giáo viên mầm non tại Hải Dương) đến tuổi nghỉ hưu (tròn 55 tuổi). Tuy mới đóng BHXH bắt buộc được 14 năm, nhưng do đóng thêm BHXH tự nguyện một lần cho 6 năm còn thiếu, bà Hợp đã được nhận quyết định hưởng lương hưu ngay.
Cũng như nhiều lao động nghỉ hưu khi chưa đủ thời gian đóng BHXH bắt buộc khác, bà Hợp có thể lựa chọn “rút” BHXH một lần. Tính thời gian đóng BHXH và hệ số lương, khi nhận BHXH một lần, bà sẽ được chi trả khoảng 45 triệu đồng. Đây là số tiền không quá lớn nếu tính để chi tiêu hằng tháng cho một lao động nữ nghỉ hưu. Nếu mỗi tháng bà Hợp chi tiêu khoảng 1 triệu đồng, thì sau hơn 4 năm, số tiền đó sẽ hết, chưa kể khi nhận BHXH một lần, bà Hợp sẽ phải tự bỏ trên 700.000 đồng/năm để mua BHYT cũng như không có chế độ tử tuất sau này.
Tuy nhiên, bà Hợp đã lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu và các chế độ khác. Với thời gian còn thiếu 6 năm và đóng một lần với mức đóng 600.000 đồng/tháng, bà Hợp đóng thêm 72 triệu đồng. Theo tính toán của cơ quan BHXH, với việc lựa chọn phương án này, từ tháng 1/2019 cho đến hết đời, mỗi tháng bà sẽ được nhận lương hưu khoảng 1,5 triệu đồng (chưa tính mức điều chỉnh tăng theo quy định). Ngoài ra, bà còn được cấp thẻ BHYT miễn phí với mức hưởng 95% khi đi KCB.
Thế nhưng, không phải ai cũng như bà Hợp, vì có nhiều người khi đến tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ thời gian đóng BHXH bắt buộc hoặc lao động bị thôi việc giữa chừng đã chấp nhận “rút” BHXH một lần. Việc NLĐ nhận BHXH một lần có xu hướng gia tăng đáng báo động trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2020- khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Theo thống kê, năm 2020, cả nước có 897.000 lao động hưởng BHXH một lần, chiếm trên 73% số lao động tham gia mới.
Nếu so sánh giữa việc hưởng lương hưu hằng tháng và việc nhận BHXH một lần cùng một khoảng thời gian đóng BHXH, thì tổng số tiền khi hưởng lương hưu hằng tháng sẽ cao hơn gấp nhiều lần. Đơn cử trường hợp của bà Hợp, bà đóng thêm 72 triệu đồng cho 6 năm còn thiếu để nhận gần 1,5 triệu đồng lương hưu hằng tháng, thì chỉ cần trong 6 năm, bà sẽ được nhận 108 triệu đồng tiền lương hưu (chưa tính mức lương hưu được điều chỉnh tăng hằng năm và chi phí tham gia BHYT do quỹ BHXH chi trả).
Sự việc cho thấy, bà Hợp rất sáng suốt chọn tham gia BHXH tự nguyện để lo cho tương lai.
Tạp chí Bảo hiểm xã hội
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số