Đề xuất điều chỉnh tăng lương hưu đối với người hưởng lương trước năm 1995
20/03/2021 08:54 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bộ LĐ-TB&XH đang dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng đối với 8 đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng trước ngày 1/1/2022.
Theo đó, 8 đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng gồm: Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và NLĐ (kể cả người có thời gian tham gia BHXH tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ BHXH Nông dân Nghệ An chuyển sang); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định số 613/QĐ-TTg; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206/CP. Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130/CP và Quyết định số 111-HĐBT. Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg. Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg. Người đang hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hằng tháng.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, dự thảo Nghị định nhằm cụ thể hóa các quy định tại Điều 57 Luật BHXH năm 2014; xử lý vấn đề lương hưu thấp đối với những người nghỉ hưu trước năm 1995 mà cử tri cũng như các ĐBQH đã phản ánh; theo đó đối tượng điều chỉnh là người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng trước thời điểm điều chỉnh. Đồng thời, bổ sung đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp trước ngày 1/1/1995 sau khi điều chỉnh theo mức chung mà có lương hưu, trợ cấp dưới 2.500.000 đồng/tháng theo các mức: Điều chỉnh tăng thêm 200.000đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng.
Việc đề xuất mức lương hưu, trợ cấp dưới 2.500.000 đồng/người/tháng dựa trên các căn cứ như: Số liệu thống kê, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm 2020 là 3.521 USD/người/năm (khoảng 6,7 triệu đồng/tháng), năm 2021 dự kiến 3.700 USD/người/năm (khoảng 7 triệu đồng/tháng); mức lương tối thiểu vùng năm 2021 bình quân 3.710.000 đồng/tháng; mức chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025 dưới 2.000.000 đồng/tháng khu vực thành thị và dưới 1.500.000 đồng/tháng khu vực nông thôn. Như vậy, mức 2.500.000 đồng/tháng bằng 36% mức thu nhập bình quân đầu người của năm 2021 và bằng 67,4% mức lương tối thiểu vùng.
Cùng với đó, theo số liệu báo cáo của BHXH Việt Nam, đến hết 31/12/2020, cả nước có khoảng 945.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng từ nguồn NSNN; mức lương hưu, trợ cấp BHXH bình quân 3.834.956 đồng/tháng. Do đó, việc lựa chọn mức 2.500.000 đồng/tháng tương đương với 65% mức lương hưu của những người nghỉ hưu trước năm 1995. Như vậy, có khoảng 426.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp ở mức dưới 2.500.000 đồng/tháng.
Về thời điểm điều chỉnh, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất 2 phương án. Cụ thể:
Phương án 1- việc điều chỉnh được thực hiện từ ngày 1/7/2021. Nếu theo phương án này, mức điều chỉnh là 10% (được xác định dựa trên mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế của năm 2019 và năm 2020). Số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn NSNN chi trả ước 925.189 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2021 (6 tháng) là 44.538 tỷ đồng (bao gồm cả khoản đóng BHYT); số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn quỹ BHXH chi trả ước 2.153.622 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2021 (6 tháng) là 144.585 tỷ đồng (bao gồm cả khoản đóng BHYT).
Phương án 2- việc điều chỉnh được thực hiện từ ngày 1/1/2022. Theo phương án này, mức điều chỉnh 15% (được xác định dựa trên mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế của 3 năm 2019, 2020 và 2021). Như vậy, số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn NSNN chi trả ước 896.823 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 47.226 tỷ đồng (bao gồm cả khoản đóng BHYT); số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn quỹ BHXH chi trả ước 2.283.819 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 168.045 tỷ đồng (bao gồm cả khoản đóng BHYT).
Dự kiến kinh phí tăng thêm nếu thực hiện điều chỉnh từ ngày 1/7/2021 là 348 tỷ đồng; thực hiện điều chỉnh từ ngày 1/1/2022 là 700 tỷ đồng.
Tạp chí BHXH
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VSSID
Giới thiệu BHXH VN tiếng Việt
Giới thiệu ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số