Ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp

02/08/2021 06:59 PM


Trong bối cảnh hiện nay, ngành BHXH Việt Nam đã và đang thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu của các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-9, đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Đồng thời, nghiêm túc triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ NLĐ và người SDLĐ gặp khó khăn do Covid-19…

Đảm bảo tốt quyền lợi người tham gia

Tính đến hết tháng 7/2021, toàn quốc phát triển được 16,533 người tham gia BHXH (chiếm 33,21% lực lượng lao đông trong độ tuổi), trong đó khoảng 15,237 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, khoảng 1,296 triệu người tham gia BHXH tự nguyện; khoảng 13,530 triệu người tham gia BH thất nghiệp (chiếm 27,18% lực lượng lao động trong độ tuổi); khoảng 88,121 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 90,28% dân số. Cùng với đó, trong tháng 7/2021 toàn Ngành đã giải quyết 9.355 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; 88.506 người hưởng trợ cấp 1 lần; 781.499 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Đặc biệt, BHXH các địa phương đã phối hợp với ngành LĐ-TB&XH giải quyết cho 86.990 người hưởng các chế độ BH thất nghiệp, trong đó 85.316 người hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp và 1.674 người hưởng chế độ học nghề. Ngoài ra, có khoảng 10,792 triệu lượt người KCB nội và ngoại trú.

BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh tăng cường phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước để quản lý người tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BH thất nghiệp từ cơ sở; rà soát các trường hợp hưởng trợ cấp BHXH một lần, trợ cấp thất nghiệp không đúng quy định; chấn chỉnh công tác quản lý, xét duyệt hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tăng cường giám sát, thanh tra liên ngành, kiểm tra, rà soát, đối soát dữ liệu việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tại các cơ sở KCB có dấu hiệu bất thường. Thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BH thất nghiệp tháng 7,8 vào cùng một kỳ chi trả và việc giải quết chi trả chế độ chính sách BHXH, BH thất nghiệp luôn được đảm bảo, kịp thời, đúng quy định, góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Với mục tiêu kịp thời có các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho NLĐ, NSDLĐ, các cơ sở KCB và người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh, giảm thiểu những t động tiêu cực của đại dịch, đảm bảo ASXH, đời sống của người dân, BHXH Việt Nam đã điều chỉnh mức đóng vào Quỹ BH TNLĐ-BNN và gửi thông báo cho 375.000 đơn vị SDLĐ với trên 4.322 tỷ đồng cho 11,238 triệu lao động; tạm dừng đóng vào Quỹ Hưu trí, tử tuất cho 52 đơn vị với 3.937 lao động (31,65 tỷ đồng tại 13 tỉnh, thành phố); xác nhận danh sách cho 107.404 lao động của 8.518 đơn vị SDLĐ tại 44 tỉnh, thành phố tham gia BHXH bắt buộc, BH thất nghiệp để hưởng các chính sách theo Nghị quyết 68/NQ-CP…

Mặt khác, BHXH Việt Nam đã xin ý kiến thống nhất của Bộ Y tế về giải quyết một số vướng mắc trong giám định, thanh toán chi phí KCB BHYT, chi phí thuốc BHYT liên quan đến đấu thầu, mua sắm thuốc tại các địa phương, cơ sở KCB BHYT. Thông báo quỹ định suất tạm tính năm 2021 của từng địa phương để các tỉnh thực hiện thống báo quỹ định suất tạm giao 6 tháng cuối năm 2021 đế từng cơ sở KCB BHYT trên địa bàn; thông báo hệ số điều chỉnh (k) làm cơ sở để BHXH các tỉnh xác định tổng thể mức thanh toán chi phí KCB BHYT năm 2020. Đặc biệt, hướng dẫn BHXH các tỉnh thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 theo chế độ BHXH; tăng cường công tác giám định BHYT, kết hợp chặt chẽ giữa giám định trên hệ thống và trực tiếp tại cơ sở KCB để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT…

Đồng thời, BHXH Việt Nam cũng chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong toàn Ngành thực hiện cắt giảm và tiết kiệm dự toán chi phí quản lý BHXH, BHYT, BH thất nghiệp năm 2021 trong bối cảnh tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Xây dựng, hoàn thiện các quy trình và triển khai thực hiện xét duyệt thẩm định quyết oán thu, chi BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trên hệ thống phần mềm thẩm địn quyết toán tập trung của Ngành. Tiếp tục đẩy mạnh giao dịch điện tử, mở rộng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đến thời điểm hiện tại 100% dịch vụ công trực tuyến của BHXH Việt Nam đã được cung cấp trực tuyến mức độ 4 trên cổng DVC của ngành tích hợp liên thông với cổng DVC quốc gia (hoàn thành mục tiêu đề ra tại Nghi quyết số 28).

Tiếp tục mục tiêu mở rộng diện bao phủ

Trong tháng 7/2021, BHXH Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với các đơn vị trong Ngành như: Quyết định thành lập BCĐ triển khai thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ NLĐ và người SDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định thành lập Đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do đại dịch Covid-19 trong thực hiện Nghi quyết 68, thực hiện chính sách BHYT và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại địa phương… Cùng với đó, BHXH Việt Nam cũng ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của ngành BHXH Việt Nam đề ra tại nghị quyết, trong đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện có hiệu quả các chính sách chế độ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; tăng nhanh diện bao phủ người tham gia BHXH, BHYT, nhất là BHXH tự nguyện; phấn đấu thực hiện BHXH, BHYT; sử dụng, quản lý Quỹ BHXH, BHYT an toàn, hiệu quả; xây dựng Ngành BHXH Việt Nam chuyên nghiệp hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế…

Song song với đó, BHXH Việt Nam cũng phối hợp các đơn vị đầu mối của các Bộ, ngành tổ chức chính trị xã hội triển khai tuyên truyền chính sách pháp luật BHXH, BHYT năm 2021; tập trung đổi mới toàn diện nội dung, đa dạng, linh hoạt các hình thức, phương pháp truyền thông, phù hợp với đặc điểm vùng miền, phong tục tập quán. Trong đó, chú trọng truyền thông về chủ trương, chính sách BHXH, BHYT mới có hiệu lực; truyền thông những vấn đề đang được Ngành BHXH Việt Nam tíc cực triển khai và dư luận xã hội quan tâm như các vấn đề liên quan đến sửa Luật BHXH, BHYT các chế độ chính sách liên quan đến điều chỉnh tuổi nghỉ hưu; triển khai ứng dụng VssID; thực hiện các chính sách hỗ trợ NLĐ, người SDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68 của Chính phủ; quyền lợi người tham gia, thụ hưởng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát…

Báo cáo đề xuất, trình Chính phủ tiếp tục có chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT cho đồng bào DTTS thuộc đối tượng không nằm trong diện được NSNN đóng, hỗ trợ đóng BHYT khi triển khai Quyết định 861/QĐ-TTg. Phối hợp, xin ý kiến thống nhất với Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế về xây dựng chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo lộ trình giai đoạn 2021-2025; tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ sở dữ liệu tổng thể về người chưa tham gia BHXH, BHYT; giao chỉ tiêu, xây dựng kịch bản, cách thức nội dung tuyên truyền để hướng dẫn BHXH các tỉnh tập trung khai thác nhóm đối tượng tiềm năng có điều kiện, có nhu cầu tham gia BHXH, BHYT; thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển người tham gia; đôn đốc, giảm nợ đọng. Cùng với đó, BHXH các địa phương tiếp tục tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện các chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT năm 2021, đặc biệt là người tham gia BHYT bị giảm khi triển khai Quyết định 861…

Thời gian này, Ngành BHXH Việt Nam tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 125/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28 về cải cách chính sách BHXH, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển BHXH, BHYT, BH thất nghiệp năm 2021 đã đề ra. Đồng thời, triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển người tham gia; đôn đốc thu, giảm nợ, không để phát sinh nợ đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trong những tháng cuối năm. Phối hợp các bộ ngành triển khai chương trình, kế hoạch kiểm tra thanh tra liên ngành năm 2021; kịp thời giám sát, nắm bắt chủ trương chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để điều chỉnh kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kiểm tra cho phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh Coid-19. Tăng cường đẩy mạnh thanh kiểm tra theo hình thức điện tử (khai thác các cơ sở dữ liệu của Ngành, phân tích đánh giá, đưa ra cảnh báo đôn đốc; tập trung thanh tra chuyên ngành, kiểm tra đột xuất đối với các đơn vị, doanh nghiệp có dấu hiệu lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp)….

Tạp chí BHXH