Sớm hoàn thiện công cụ nhận diện hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT
07/04/2022 04:16 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng 7/4, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh có buổi làm việc với một số đơn vị về việc xây dựng phần mềm nhận diện hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT. Cùng dự có Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn và lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam
Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh cho biết, lãnh đạo Ngành luôn trăn trở về việc làm sao khai thác, ứng dụng hiệu quả CSDL vào công tác quản lý điều hành, đặc biệt là công tác quản lý rủi ro theo phương thức số hóa. Với quyết tâm cao, BHXH Việt Nam đã sớm chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu, xây dựng công cụ này. “Đây sẽ là công cụ để Ngành quản lý rủi ro trong nhiều lĩnh vực như thu, chi, KCB…, giúp giảm nguồn nhân lực trực tiếp và cũng là công cụ quản lý chính của công tác thanh tra, kiểm tra trong thời gian tới”- Tổng Giám đốc nhấn mạnh.
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chỉ đạo tại buổi làm việc
Theo Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh, công tác thanh tra, kiểm tra của ngành BHXH Việt Nam trong những năm qua đã phát huy hiệu quả, tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác thu, giảm nợ đọng, nhất là giảm thiểu tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý rủi ro, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ cũng như răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, Ngành sẽ quyết tâm số hóa công tác thanh tra, kiểm tra, trong đó cụ thể hóa là phần mềm dấu hiệu nhận diện hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT.
Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện Vụ Thanh tra-Kiểm tra cho biết, ngay khi nhận được sự chỉ đạo về việc xây dựng phần mềm nhận diện hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, Vụ Thanh tra-Kiểm tra đã phối hợp với Trung tâm CNTT và một số đơn vị liên quan nhanh chóng bắt tay vào việc xây dựng phần mềm. Đến nay, cơ bản đã hình thành cấu trúc chính của phần mềm, với mục đích chính là phục vụ công tác quản lý rủi ro của Ngành, cụ thể là thường xuyên tự động cập nhật, phân tích dữ liệu, đưa ra các chỉ số cảnh báo có dấu hiệu rủi ro trong nghiệp vụ.
Từ các mẫu, đề xuất các đơn vị, cá nhân cụ thể là nguyên nhân của dấu hiệu rủi ro (có dấu hiệu vi phạm), phần mềm sẽ cung cấp dữ liệu chi tiết để phục vụ đối soát, xử lý nghiệp vụ, tổ chức thanh tra, kiểm tra. Theo Vụ Thanh tra-Kiểm tra, phần mềm được xây dựng với các tiêu chí rõ ràng như: Đảm bảo tính bảo mật, an toàn thông tin dữ liệu; có sự kết nối, sử dụng dữ liệu với các phần mềm, công cụ quản lý nghiệp vụ khác của BHXH Việt Nam; dễ dàng cập nhật, bổ sung, làm giàu thêm các dấu hiệu nhận diện vi phạm mới; có thể kết nối với các nguồn thông tin, dữ liệu ngoài Ngành.
Đặc biệt, phần mềm sẽ phân tích dữ liệu để đưa ra các dấu hiệu nhận diện 3 lĩnh vực nghiệp vụ. Dấu hiệu nhận diện vi phạm của 4 nhóm đối tượng gồm: Nội bộ (cá nhân, đơn vị trong ngành BHXH Việt Nam); cơ sở KCB; đơn vị SDLĐ; NLĐ, người tham gia và hưởng chế độ. Phương pháp phân tích, so sánh được sắp xếp theo mức độ tương đối, tuyệt đối và dựa trên mức độ gia tăng bất thường so với đơn vị khác; gia tăng bất thường với bản thân so với kỳ trước; chỉ số cao hơn mức bình quân toàn quốc…
Kết luận buổi làm việc, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh ghi nhận và biểu dương tinh thần vào cuộc của các đơn vị, nên trong một thời gian ngắn đã xây dựng được nhiều dấu hiệu nhận biết vi phạm. “Đây là nỗ lực rất lớn, thể hiện quyết tâm của toàn ngành BHXH Việt Nam trong công tác quản lý; đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng chính sách và tinh thần chuyển đổi số của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”- Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh khẳng định.
Nhận định tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT vẫn đang diễn biến phức tạp với chiều hướng gia tăng, các hành vi vi phạm do ý thức chủ quan ngày càng tinh vi, đa dạng, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu Vụ Thanh tra-Kiểm tra, Trung tâm CNTT và các đơn vị liên quan nhanh chóng hoàn thành và đưa vào sử dụng phần mềm nhận diện hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, để đến tháng 10/2022 sẽ đưa vào triển khai trong phạm vi toàn Ngành.
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chỉ rõ một số yêu cầu với phần mềm như: Giao diện cần thiết kế trực quan, sinh động; thao tác sử dụng dễ dàng; dữ liệu liên tục được làm giàu và cập nhật; các khuyến cáo cần được chia nhánh để dễ nhận diện… “Chúng ta có thể cập nhật những hành vi qua nhiều hình thức, kể cả từ phía ngoài Ngành hay người dân, để làm giàu thêm các tiêu chí nhận diện. Chỉ như vậy, phần mềm mới cho hiệu quả thực chất”- Tổng Giám đốc lưu ý.
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh cũng đề nghị các đơn vị trong quá trình xây dựng và hoàn thiện phần mềm cần hướng đến mục đích chính là phục vụ người dân. Do đó, phần mềm cần được tối ưu hóa để người dân, NLĐ hay bất kỳ đơn vị nào cũng có thể tiếp cận và giám sát. Tổng Giám đốc tin tưởng, với sự quyết tâm, đồng lòng, tâm huyết của các đơn vị, phần mềm sau khi được đưa vào sử dụng sẽ góp phần kiểm soát hiệu quả việc thu-chi trong phạm vi nhiệm vụ được giao, đảm bảo tính bền vững của quỹ BHXH, BHYT cũng như quyền lợi của người tham gia và hưởng chính sách, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tạp chí BHXH
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Giới thiệu ứng dụng VssID Tiếng Hàn Quốc
Hội nghị giao ban 9 tháng đầu năm 2024 với công chức Văn ...
BHXH huyện Cư Kuin: Tuyên truyền chính BHXH tự nguyện, BHYT ...
BHXH huyện Lắk: tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho ...
240 hội viên hội phụ nữ huyện Krông Bông được tuyên truyền ...
02 xã đầu tiên của huyện Krông Ana vận động 100% lực lượng ...