Kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Thu này, rực rỡ màu an sinh
02/09/2023 10:25 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 2/9/1945 đã đi vào lịch sử dân tộc. Ngày ấy, Thủ đô Hà Nội ngập tràn cờ hoa, cả biển người hạnh phúc vỡ òa, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, trong đó nhấn mạnh: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Có thể thấy, Đảng và Bác Hồ luôn tin vào dân, tin vào khát vọng độc lập của nhân dân ta sẽ tạo nên sức mạnh mà kẻ thù không thể ngăn cản. Để rồi, vào ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trước hàng vạn quần chúng nhân dân đang tràn đầy khí thế. Trong Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Theo Người, suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do…
Và đúng như mong muốn của Người, kể từ mùa Thu- Tháng Tám năm 1945 ấy, người dân Việt Nam đã trở thành công dân của một nước tự do, độc lập, không còn là người dân nô lệ của chế độ phong kiến và thuộc địa Pháp. Niềm tin cách mạng, vị thế con người Việt Nam tham gia cách mạng đã ở tầm vóc mới. Cũng từ đây, người dân Việt Nam thực sự được sống, được tự do, được quyền mưu cầu hạnh phúc. Dù đất nước sau đó phải đối mặt với 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, rồi chiến đấu chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất non sông, nhưng trong suốt quá trình ấy, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm chăm lo cho người dân.
Cho đến quá trình đất nước thống nhất, rồi đổi mới mở cửa, sự quan tâm chăm lo cho người dân ngày càng được nâng tầm. Tất cả những điều này có được là nhờ tinh thần, ý chí, khát vọng độc lập, tự do không gì lay chuyển được của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Ngày nay, Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ trên con đường đổi mới và hội nhập, ngày càng có vị thế trên trường quốc tế, là đối tác tin cậy của cộng đồng thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta ngày càng đạt được nhiều thành tựu trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; đặc biệt lĩnh vực an sinh xã hội ngày càng được chú trọng nhằm giúp người dân có được cuộc sống hạnh phúc vẹn tròn.
Ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của Cách mạng Tháng Tám để lại những bài học vô giá cho cách mạng Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. Bởi, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không chỉ là cuộc cách mạng giải phóng, mà còn là cuộc cách mạng phát triển. Trong đó, ba giá trị cơ bản tạo tiền đề cho phát triển là Độc lập- Tự do- Hạnh phúc được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định ngay từ ngày đầu lập chính thể, đến nay vẫn là những giá trị cốt lõi thúc đẩy sự nghiệp phát triển của đất nước.
Chỉ ra mục tiêu cao đẹp của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chính là người đề xướng và đặt nền móng cho việc thực hiện các chính sách xã hội nói chung và an sinh xã hội nói riêng trong từng giai đoạn cụ thể của tiến trình cách mạng. Đặc biệt, khi miền Bắc hoàn toàn được giải phóng để bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích về CNXH một cách rất thiết thực, mộc mạc, dễ hiểu: “CNXH là công bằng hợp lý: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom. CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”…
Với những quan điểm trên, khi dự thảo Hiến pháp 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo đưa vào những điều khoản quan trọng về các quyền an sinh xã hội cơ bản của công dân như: Quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi, quyền học tập, quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động… Việc hiến định và từng bước thực hiện các quyền an sinh xã hội cho người dân miền Bắc đã góp phần cổ vũ toàn quân, toàn dân ta phát huy chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đặc biệt, tại Đại hội VIII, nhiều quan điểm mới về giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có những nội dung về an sinh xã hội được đề cập khá nhiều. Tuy nhiên, đến Đại hội IX (năm 2001), cụm từ “an sinh xã hội” mới chính thức được sử dụng trong văn kiện Đại hội với khẳng định: “Khẩn trương mở rộng hệ thống BHXH và an sinh xã hội. Sớm xây dựng và thực hiện chính sách BH thất nghiệp”. Trong đó, vấn đề BHXH và cứu trợ xã hội là những chính sách chủ yếu trong thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam. Kể từ đó, an sinh xã hội luôn là một nội dung quan trọng được đề cập trong hầu hết các văn kiện quan trọng của Đảng tại các kỳ Đại hội tiếp theo.
Với chức năng do Hiến pháp quy định, Quốc hội và Chính phủ đã lần lượt thể chế hóa những chủ trương, quan điểm của Đảng thành hệ thống pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án... cụ thể. Nhờ vậy, cùng với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, sự nghiệp an sinh xã hội ở nước ta hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu rất ấn tượng, là minh chứng sinh động cho chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo đó, tỷ lệ tham gia và hưởng BHXH, BHYT ngày càng tăng cao, đã tiến gần sát mục tiêu BHYT toàn dân. Đặc biệt, đã gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội.
Tạp chí BHXH
“Hướng dẫn cái đặt và đăng ký tài khoản VssID - ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk nỗ lực phát triển ...
Giới thiệu BHXHVN 2021 TIENG ANH
Giới thiệu ứng dụng VssID Tiếng Hàn Quốc