Năm 2009, tôi bị gãy chân và phải nghỉ dạy 20 ngày. 10 ngày còn lại trong tháng, tôi vẫn đi dạy bình thường. Thời điểm đó, mức lương của tôi là bậc 10 (3,66 + 0,2% lương chức vụ) Trong tháng đó, nhà trường chỉ thanh toán cho tôi với số tiền là : tiền bảo hiểm nghỉ 20 ngày là 825.000 đồng + tiền khu vực là 211.000 đồng + 10 ngày thực dạy là 1.130.000 đồng. Như vậy, tôi chỉ được hưởng tổng cộng là 2.166.000. Tôi thấy điều này là không hợp lý, vậy xin mọi người giúp tôi cách tính phần lương được hưởng trong thời gian đó.
Mức hưởng chế độ ốm đau theo thời gian quy định tại Điều 9 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 1 năm 2007 của Bộ Lao Động- Thương binh và Xã hội được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau = (Tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc:26)x75%x số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau.
-Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo quy định trên, việc bạn hỏi không nêu cụ thể ngày điều trị bệnh tại cơ sở y tế và trong chế độ ốm đau không quy định được hưởng phụ cấp khu vực như bạn đã nêu./.
2696 lượt xem
2687 lượt xem
1560 lượt xem
1285 lượt xem
1279 lượt xem
970 lượt xem
947 lượt xem